Home / 360° Cafê / Kinh doanh / Khác biệt giữa Marketing và PR

Khác biệt giữa Marketing và PR

Rất nhiều người nhầm lẫn rằng Marketing và PR là một. Nguyên nhân là ranh giới giữa 2 thuật ngữ này không thật rõ ràng. Mặc dù cả 2 đều là hình thức nhằm quảng bá sản phẩm/ dịch vụ, nhưng luôn tồn tại sự khác biệt giữa Marketing và PR.

Chúng ta nghĩ rằng chúng ta hiểu rõ sự khác biệt giữa Marketing và PR. Nhưng nếu phải nêu ra chính xác sự khác biệt, chắc chắn rất nhiều người sẽ gặp không ít khó khăn, bởi vì 2 thuật ngữ này được sử dụng rất thường xuyên. Hơn nữa, đây là 2 hoạt động được tổ chức dựa trên mối liên kết công hưởng với nhau. Việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với công chúng luôn là một phần rất quan trọng trong kế hoạch kinh doanh.

Marketing có thể định nghĩa như một tập hợp tất cả các hoạt động và quy trình sáng tạo, truyền thông, dịch vụ hỗ trợ và trao đổi nhằm mang lại giá trị cho khách hàng, đối tác và xã hội. Như vậy, quá trình thương mại hóa là sự kết hợp tất cả các hoạt động giúp tăng doanh thu bán hàng thông qua các kênh Marketing trực tuyến, quảng cáo, xây dựng thương hiệu, quan hệ công chúng và các hoạt động xúc tiến quảng bá khác.

Mặc khác, PR là cầu nối thông tin giữa công ty và người tiêu dùng nhằm duy trì mối quan hệ tin tưởng. Nhờ vào PR mà công ty có thể biết ý kiến của công chúng đối với sản phẩm/dịch vụ của mình. PR cũng được xem là một sự đầu tư cho tương lai. Một chiến dịch PR tốt sẽ tạo ấn tượng tốt trong một thời gian dài.

Marketing là một thuật ngữ rất rộng bao gồm tất cả các hoạt động quảng bá thúc đẩy việc bán hàng trong đó có cả PR. PR được xem là một phần của chiến lược Marketing của doanh nghiệp.

Marketing là một mô hình cũ truyền thống của việc bán hàng. Khái niệm PR tương đối mới cho phép hỗ trợ việc bán hàng bằng cách tạo ấn tượng tích cực cho sản phẩm . Khái niệm PR là một phương pháp đánh giá mới liên quan đến việc định vị sản phẩm.

khác biệt giữa marketing và pr

SO SÁNH

MARKETING

PR



1.Chức năng

– Chức năng chính của Marketing  thúc đẩy hoạt động đưa sản phẩm từ nhà.

sản xuất và nhà phân phối đến cho khách hàng. 

– Marketing nhằm thúc đẩy, quảng bá sản phẩm.

– Chức năng của PR liên quan đến sự nhận thức của công chúng đối với công ty và thương hiệu.

– PR nhằm tạo dựng và nâng cao thương hiệu và hình ảnh của công ty.




2.Vai trò

– Marketing đóng vai trò hỗ trợ việc bán hàng.

– Hoạt động của Marketing nhằm làm cho một sản phẩm, dịch vụ trở nên cuốn hút người tiêu dung.

– Marketing tìm hiểu các khuynh hướng nhằm xác định làm thế nào để định mức giá phù hợp mà sản phẩm, dịch vụ có thể bán ra trên thị trường.

– PR đóng vai trò mũi nhọn trong chiến lược thương hiệu.

– Hoạt động của PR là làm cho công ty nổi bật hơn trong mắt người tiêu dùng.

 – Các chuyên viên PR cố gắng đánh giá nhận thức người tiêu dùng  và phân tích phản ứng đối với sản phẩm & chiến lược Marketing.



3.Mục tiêu

– Marketing hoạt động nhằm tạo ra lợi nhuận.

– Marketing là bán sản phẩm và thu về lợi nhuận

– Mục tiêu ngắn hạn của hoạt động marketing là doanh số bán hàng.

– PR nhằm tạo dựng danh tiếng tích cực

– PR giống như là một khoản đầu tư mà doanh nghiệp bỏ ra để duy trì hình ảnh trên thị trường nhằm thu lợi trong tương lai.



4.Hình thức

– Marketing là một hoạt động chiến lược ngắn hạn.

– Doanh số hay sự gia tăng của doanh thu chính là thước đo đo lường sự thành công của hoạt động Marketing.

– PR là một hoạt động dài hạn giống như trồng cây đợi ngày hái quả. Lợi ích của PR là có thể tích lũy và sử dụng trong một khoảng thời gian dài.

– Thước đo đo lường sự thành công của hoạt động PR đó chính là nhữn ý kiến từ phía cộng đồng hay những bằng chứng sự ủng hộ từ phía công chúng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

khác biệt giữa marketing và pr

Nói tóm lại, hoạt động Marketing và PR là khác nhau song chúng vẫn bổ sung cho nhau. Marketing chú trọng vào thị trường bao gồm khách hàng và nhu cầu của họ để mang về lợi nhuận cho công ty còn hoạt động PR tập trung vào việc xây dựng các mối quan hệ nhằm làm tăng lên sự hợp tác giữa công chúng và doanh nghiệp, giảm sự “đối đầu”. Một hoạt động PR tốt có thể tạo ra một môi trường tốt cho hoạt động marketing. Trung thực là yếu tố hàng đầu trong cả hai hoạt động. PR không chỉ là Public Relations mà đó còn là Performance ( sự hoạt động) và Recognition ( sự công nhận). Một mối quan hệ tốt luôn dựa trên cơ sở sự thật. Việc vận dụng khéo léo, hiệu quả hai hoạt động này chính là chía khóa mang lại sự thành công cho doanh nghiệp không chỉ về lợi nhuận mà còn về uy tín lâu dài.

Vì vậy, chúng ta có thể thấy có nhiều sự khác nhau giữa Marketing và PR, nhưng ta có thể nói hoạt động của PR là một phần của hoạt động thương mại, vì nó hỗ trợ bộ phận Marketing trong việc hoạch định chiến lược tổng thể.

About admin

Check Also

tâm lý khách hàng trước khi mua hàng

Tâm lý khách hàng trước khi mua hàng

  Nguồn: internet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *