Home / Thiết kế sáng tạo / In bao bì / Màu sắc trong ngành in

Màu sắc trong ngành in

I – Khái niệm về màu sắc

 

Màu sắc sẽ tạo cho những hình ảnh hay đồ vật có độ tương phản , hấp dẫn, đẹp và trở nên sống động. Sở dĩ màu sắc tồn tại là bởi ánh sáng.

Theo lý thuyết ánh sáng trắng kết hợp: bởi 3 bước sóng của màu đỏ, màu xanh và màu xanh dương. Mắt người ta nhận được nhiều bước sóng khác nhau của màu đỏ, màu xanh, màu xanh vì những màu này được hấp thụ hay phản chiếu bởi đối tương

Để hiểu được quá trình tái tạo màu sắc, điều cần thiết đầu tiên là phải có sự đánh giá đúng mức về hiện tương màu sắc. Để làm sáng tỏ điều này ta cần phải xem xét đến yếu tố ánh sáng vì nếu không có ánh sáng thì màu sắc sẽ không tồn tại

Ví dụ: khi ta thấy quả táo màu đỏ trên cây có nghĩa là bước sóng màu đỏ đã phản ảnh trên mắt ta. Sóng màu xanh và xanh dương đã bị quả táo hấp thụ. Những tế bào thị giác trong mắt phản ứng với ánh sáng phản chiếu, chuyển thông tin cho não và được não biên dịch là màu đỏ. Nếu trời có mây sẫm hơn thì cảm giác màu của quả táo sẽ ngã màu sậm xuống.

Packaging

 

II – Ánh sáng là gì?

 

Ánh sáng là những năng lương phát xa mà mắt con người có thể nhận thấy được. Vùng ánh sáng khả kiến hay còn gọi là vùng quang phổ mà con người có thể thấy được có bước sóng 400-700nm, dưới 400nm là các tia cực tím và trên 700nm là các tia hồng ngoại

Nhưng màu sắc không chỉ đơn giản là các hiện tương vật lý thuộc vào mẫu vật và nguồn chiếu sáng mà nó nhất thiết phải là một sự cảm nhận phức tạp có thể thấy được, bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm sinh ly có thể làm cho sự cảm nhận về màu sắc của người này có thể khác với người kia. Do đó, ta phải xem xét đến các yế yếu tố : nguồn sáng, các đặc tính của mẫu vật và yếu tố tâm sinh lý của con người.

Packaging

 

III – Hệ thống màu RGB, CMYK, HSB

 

Màu RGB

Hệ thống màu của màn hình dựa trên căn bản tương tự như nguồn sáng tự nhiên là màu Red, Green, Blue (RGB). Màn hình được tạo bằng những chấm màu đỏ, xanh, xanh dương. Khi nhìn thấy màu đỏ có nghĩa là những chấm màu đỏ trên màn hình được mở. Như vậy khi quan sát một quả táo được quét bằng máy scan và một quả táo nằm cạnh máy vi tính. Khi tắt đèn trong phòng, chúng ta không thấy quả thật mà chỉ thấy quả táo trên màn hình, bởi vì nguồn sáng phát ra từ màn hình thể hiện quả táo

Vậy màn hình dựa vào màu cơ bản từ 0-255 được kết hợp 256 Red, 256 Green, 256 Blue. Tổng số lượng màu sẽ là 16,7 triệu màu với card video là 24 bir. Nếu 8 bit thì sẽ là 256 màu. Hệ RGB thường phục vụ cho nghành truyền hình

+ Tổng hợp màu cộng : Khi các bước sóng của ánh sáng trong vùng quang phổ thấy được kết hợp lại theo những tỉ lệ không bằng nhau thì chúng ta cảm nhận được các màu mới. Đây là nền tảng của quy trình tái tạo màu cộng, trong quá trình này người ta lấy ba mày là Red, Green, Blue là ba màu chính của quang phổ ánh sáng làm màu sơ cấp (hay là màu cơ bản). Ngoài ba màu này là các màu thứ cấp bất kỳ có thể tạo ra bằng cách cộng  bất kỳ hai màu sơ cấp đó lại với nhau. Sự hiện của ba màu cơ bản trên sẽ cho ra màu trắng và khi thiếu cả ba màu này sẽ cho ra màu đen

 

Red + Green = Yellow

Green + Blue = Cyan

Red + Blue = Magenta

Red + Gren + blue = White

 

Màu CMYK

Màu CMYK không dựa trên căn bản của nguồn sáng , bởi vì màn hình phát nguồn sáng để tạo màu. Nhưng trang in không phát ra nguồn sáng, nó chỉ hấp thụ và phản ánh ra nguồn sáng. Như vậy muốn chuyển màu màn hình qua giấy ta phải chọn hệ màu CMYK và cùng màu là 100 (ở đây ta sử dụng K (Black) thay cho B (blue). Cho nên kỹ thuật in màu K là màu tương phản.

+ Tổng hợp màu trừ: Tổng hợp màu trừ bắt đầu từ màu trắng (chẳng hạn một tờ giấy được chiếu sáng bằng ánh sáng trắng), sau đó trừ màu Red, Green, Blue để có màu đen. Việc loại bỏ các màu Red, Green, Blue được thực hiện bằng các màu nghịch đảo của chúng

White + Yellow + Cyan = Green

White + Magenta + Cyan = Blue

White + Magenta + Yellow = Red

White + Yellow + Magenta + Cyan = Black

 

Màu HSB

Dù rằng cả 2 mode mày RGB & CMYK là những màu quan trọng trong công việc đồ họa của máy vi tính và in ấn. tuy nhiên một số nhà phác thảo và đồ họa vẫn thấy nó phức tạp khi pha trộn một màu bằng những tỉ lệ phần trăm với màu khác. Sử dụng bánh xe màu RGB & CMYK đều không cho màu sắc theo cảm quan. Do đó màu thứ ba đã xuất hiện là HSB (Hue, Satuarion, Brightness)

+ Hue là sắc độ màu. Màu đỏ : 0,360 độ, màu vàng : 60 độ, màu xanh lá cây : 120 độ, Cyan : 180 độ, xanh dương 240 độ và magenta 300 độ

+ Saturation : giá trị cao màu xám càng ít -> màu sắc rực rỡ, giá trị thấp ngã về xám

+ Brightness : độ sáng màu đỏ

Những bước tiến hành khi định màn hình :

–      Màn hình phải mở tối thiểu là ½ giờ

–      Điều chỉnh nguồn sáng sử dụng trong phòng, chú ý ánh sáng mặt trời khi chiếu vào phòng sẽ ảnh hưởng đến màu sắc

–      Điều chỉnh brightness, contrast cho thích hợp và dán băng keo lại

–      Điều chỉnh Color setting trong Photoshop, gramma màn hình và chỉ định Monitor Setup

MP_ILD



About admin

Check Also

Nghệ thuật sáng tạo từ dây thừng

  Tại Brazil đã tổ chức một buổi triển lãm nghệ thuật của đôi nghệ …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *