Lưới Trong Thiết Kế Biểu Tượng
Trong nhiều thư và bình luận thắc mắc mà tôi nhận được trong thời gian qua (và cả năm qua), có rất nhiều người hỏi tôi về việc sử dụng hệ thống lưới cho việc tạo nên những biểu trưng sử dụng các đường lưới, đường dẫn (guide) và những vòng tròn.
Tôi hoàn toàn có thể hiểu được sự lo lắng và nghi vấn khi bạn nhìn thấy những thứ có vẻ “tính toán”, “khoa học”, và có vẻ như nó không liên quan tới sự sáng tạo, những thứ cần sự mới lạ, phá cách.
Một ví dụ cá nhân mà tôi đưa ra ở đây có thể giúp chúng ta sáng tỏ vấn đề. Đây là logo Wavepulse Acustics.
Có một chút đặc biệt là khi bỏ qua nỗi thất vọng trên giấy. Ở đây chúng ta có một chút màu hồng quyến rũ và những đường màu xanh, một vài cái vòng và hình vòng cung. Tất cả chứng minh việc thêm một số hình học, cách tính giống như làm toán là nền tảng không thể tách rời trong thiết kế biểu tượng của tôi.
Câu hỏi
Những câu hỏi tôi nhận được thường tập trung vào một điều:
Có cần thiết phải tạo một logo với những đường line và chính xác tuyệt đối?
Trả lời
Câu trả lời của tôi thường là KHÔNG, nhưng sau đó thì CÓ LẼ.
Nó có thể khiến bạn ngạc nhiên khi biết rằng những đường lưới dưới đây tôi đặt vào SAU KHI tôi thiết kế logo, các đường dẫn, đường kẻ, phép tính, vòng cung, vòng tròn.
Tôi sẽ bổ xung rằng, tất cả các đường dẫn (guides) và các phép tính toán khiến bạn không chỉ thấy nó có vẻ “pờ rồ”, mà nó cung cấp các thông tin về việc đặt logo thế nào bên cạnh các yếu tố khác, và sự liên kết của nó với các thông tin xung quanh.
Tôi đã thiết kế logo với đường dẫn theo chiều ngang để cho phép sự căn hàng cơ bản như bạn sẽ thấy khi bố trí trên giấy. Nhưng logo WAS được thiết kế mà không có X/Y, không có vòng tròn ngoài phía trái, và thiếu mũi tên nhỏ biểu thị x2..v.v.
Chỉ có 1 lần tôi đã cố định tổng thể với kiểu chữ đã được lựa chọn, sau đó tôi thêm vào những đường lưới làm chính xác mọi thứ, lưới và các vòng tròn với rất nhiều các số đo ưa thích để TINH CHỈNH thiết kế.
Biểu tượng Wavepulse là một vị dụ khi tôi muốn sự chính xác tuyệt với với những đường căn hàng ngang, giữa chữ và biểu tượng.
Điều quan trọng cần nhớ là, có những số đo thú vị được thêm vào để hoàn thiện những chi tiết và KHÔNG sử dụng khi xây dựng những ý tưởng về cấu trúc ban đầu.
Hình dáng và Thẩm mỹ
Sự hiểu biết về hình dáng và thẩm mỹ, thêm sự tự tin khi biết thiết kế nào cần những số đo chính xác, điều gì cần sự thẩm mỹ và tinh chỉnh bằng tay sẽ tốt hơn là các con số, đường lưới
Bạn có lẽ biết một số người sử dụng cảm tính của họ thay vì sử dụng những con số cứng nhắc. Không phải thiết kế nào cũng cần sử dụng các thông số.
Chúng ta đang tìm kiếm một thiết kế nhìn hợp lý, hay đang cố gắng để ép một thiết kế “bất ổn” trở nên hợp lý hơn?
Cùng những nguyên tắc tinh chỉnh giống nhau, cùng với các phép toán có thể áp dụng vào thiết kế nhiều biểu tượng. Cũng với các nguyên tắc, phép toán đó có thể biến một biểu tượng tuyệt vời thành một biểu tượng kinh điển.
Nắm rõ và luôn giữ trong đầu những lý thuyết về lưới, các vòng tròn, vòng cung sẽ vô cùng hữu ích. Nó cho phép bạn đánh giá không gian, cấu trúc để có một kết quả tốt.
Bạn có thể thử áp dụng hệ thống lưới một cách cứng nhắc, cộng với vài thuật toán để kiểm chứng kết quả. Hoặc tinh chỉnh thiết kế của bạn theo các phép toán được thêm vào.
Những ví dụ
Những ví dụ thiết kế biểu tượng tôi sử dụng các thuật toán chính xác để thiết kế gồm: Tom & Teddy, Safer, Feedly và Tamara Kauffman.
Những ví dụ về việc chỉ thêm các đường lưới để tinh chỉnh sau khi đã thiết kế gồm: Frictn, Panelit, Skiplex, Keyboard Kahuna, Foehn & Hirsch.
Đôi khi khoảng không gian giữa biểu tượng và từ đầu tiên cần bằng với từ đầu tiên với từ thứ hai, nhằm có sự cân bằng. Đối với Keyboard Kahuna, tôi lấy chiều cao của “chân, tay của hình người” trong biểu tượng để căn hàng typo. Nhưng bạn cần nhớ nó chỉ là tương đối.
Foehn & Hirsch thì khác một chút, và tôi đặc biệt chú ý vào các không gian ở ô hình vuông. Bạn có thể nhìn thấy các con số X và Y trong trường hợp này.
Biểu tượng Skiplex được thiết kế với một góc nhìn, sau đó tôi áp dụng các đường dẫn để chắc rằng phần trên cùng của chữ K, dấu chấm của chữ I và góc của chữ e đều đi theo đường dẫn màu xanh.
Những vòng tròn màu tím chỉ được thêm vào khi tôi đưa ra cho khách hàng, để chỉ cho họ thấy cách tôi kết hợp các đường dẫn và mối liên quan của chúng. Các đường dẫn (guides) này sẽ thuyết phục khách hàng rất tốt đặc biệt khi họ hỏi: Tại sao lại như vậy?
Mặt sau (the flip side)
Rất nhiều biểu tượng được công bố cùng với các đường lưới, đường cong, các con số tính toán chi tiết, nó khiến tôi khâm phục. Nhưng có những trường hợp mà tôi thấy những sự gán ghép các vòng tròn, các đường lưới, các con số phức tạp một cách đáng ngờ. Có lẽ những người thiết kế đó mất thời gian làm toán hơn là thiết kế sáng tạo.
Ngoài ra cũng có những sự gán ghép khiễn cưỡng với các logo kinh điển. Ví dụ phổ biến nhất là thiết kế biểu tượng Apple. Tất nhiên biểu tượng của Apple được thiết kế rất đẹp, với sự kết hợp của các đường cong, nhưng chắc chắn Rob Janoffđã không tốn rất nhiều thời gian để sắp xếp hàng đồng vòng tròn để tạo ra Quả táo cắn dở.
Kết luận
Vì vậy, lần tới nếu bạn hoài nghi về khả năng thiết kế biểu tượng của mình bởi vì bạn không hoàn toàn không thấy có sự xuất hiện của các đường lưới, đường tròn, các phép tính trong các thiết kế biểu tượng.
Bạn hãy xem các thiết kế biểu tượng được công bố với các đường dẫn (guides) các thông số để tính toán các khoảng cách, tỉ lệ. Bạn có thể học hỏi rất nhiều. Nhưng cũng đừng quên luyện tập khả năng sáng tạo, phác thảo, nghệ thuật chữ, những thứ mới là nền tảng cơ bản cho việc thiết kế biểu tượng.
MP_ILD theo imjustcreative