Home / Thương hiệu - Quảng cáo / Kiến thức quảng cáo / Cần biết gì về công đoạn sau khi in

Cần biết gì về công đoạn sau khi in

Cần biết gì về công đoạn sau khi in


Khi việc in ấn trở nên thuận lợi hơn, các Marketer có thể thở phào nhẹ nhõm cho mọi nỗ lực của mình. Tuy thế, mọi thứ vẫn chưa kết thúc. Bên cạnh việc thiết kế in ấn được trên loại giấy phù hợp, màu sắc đẹp, nội dung không sai sót thì chuyện thi công lại là điều đáng quan tâm cần thiết. Và bạn chắc rằng đã hiểu hết những điều đó? Hãy cùng TYM khám phá với những thông tin hữu ích sau:
SAU KHI IN, TẠI SAO NHÀ IN KHÔNG CHỊU CẮT LIỀN?
Thiết kế khi in lúc nào cũng chừa mép (còn gọi là biên hoặc lề) 1 khoảng nhất định (thông thường là 0,7-1cm) và sau khi in sẽ đc bế mép (cắt bỏ những phần dư thừa bên ngoài mẫu thiết kế, cho dù thiết kế của bạn chỉ là những hình đơn giản như hình vuông, chữ nhật). Vì vậy marketer mà mới tiếp xúc với ngành in thì nhìn thiết kế của mấy anh design là hiểu nhé đừng có théc méc “a ơi sao k sát mép?” he he..
 
VD: Trong ví dụ này, phần màu trắng bên ngoài là phần không có trong mẫu thiết kế, chúng ta chỉ lấy phần khung bên trong nên phải cắt bỏ phần màu trắng bên ngoài, đó gọi là cắt sát mép.
giấy in
 
Nếu không có vấn đề gì thay đổi, đừng bao giờ hối thúc nhà in cắt ngay sau đó. Hãy lên 1 khoảng thời gian chờ khô mực trong kế hoạch của mình. Nếu gấp gáp, khi đưa vào máy ép để cắt, mực có thể bị nhòa do chưa khô (từng tờ in sẽ dính mực lại với nhau). Điều gì sau đó chắc các bạn cũng đã biết.(sản phẩm sẽ bị lem nhem, khó nhìn).

NHƯ THẾ NÀO GỌI LÀ CẤN?
Nói cho dễ hiểu là làm sao để tạo ra được nếp gấp, chẳng lẽ ngồi xếp bằng tay thì có nước anh em ma cà tưng chúng ta “chít” vì đến Tết mọi vẫn chưa có đủ hàng nghìn sản phẩm. Vì lẽ đó ta tạo nếp gấp cho sản phẩm bằng máy dập_cấn. Công đoạn này khá dễ dàng. Bạn thường thấy khi làm brochure hay bao bì, hộp sản phẩm.
Cấn nếp gấp cho hộp
 
sách in
 
BẾ LÀ GÌ?
 
Có thể bạn cũng biết điều này, một chiếc hộp sau khi in chỉ là một tờ giấy hình vuông, hình chữ nhật. Những mảnh thừa(màu trắng không cần thiết) phải bị loại bỏ, chỉ lấy những phần đúng như mẫu thiết kế. Bên gia công sẽ tạo ra 1 khuôn mẫu có kích thước, hình dạng đúng y như sản phẩm và đưa những tờ giấy kia vào. Phập. Có hình dạng rồi đấy.
VD: Thiệp mời được bế theo hình cái nơ
 
Bế
 
ĐỤC LỖ LÀ SAO?
 
[LEFT]Đối với những sản phẩm “xâu” chung với nhau, việc đục lỗ là …hết sức quan trọng. Sao cho có tính thẩm mỹ mà lại khít. Điều này tùy thuộc vào mẫu thiết kế có trừ hao hay chưa.
Hình ảnh đục lỗ để đóng gáy lò xo lịch
 
đục lỗ
 
(Đây là một vài lưu ý nhỏ khi đi in hiflex, PP tại những dịch vụ in ấn)
Luôn luôn phải có khoảng thời gian chờ.
VD: Hôm nay giao file in 30 banner. CHIỀU ngày kia là phải có tất cả. Vậy thì thời gian giao kết với công ty in ấn là SÁNG ngày kia. Nhằm đảm bảo có khoảng thời gian xử lý sự cố bất kỳ lúc nào cũng có thể xảy ra.
ĐÓNG CUỐN, CÓ BAO NHIÊU LOẠI?
 
Các cơ sở thành phẩm hầu như quen với các ấn phẩm theo dạng tờ rơi, tờ gấp hoặc folder. Những ấn phẩm này khá dễ vì chỉ cần bế, gấp và dán hoặc cán màng là xong. Riêng những ấn phẩm từ 60 trang trở lên thì đòi hỏi qui cách đóng cuốn chuẩn mực để ấn phẩm đẹp, bền.
Đóng cuốn dạng Case Binding
 
Đóng cuốn
 
Đóng cuốn dạng Perfect Binding
 
alt
 
Đóng cuốn dạng Lay-flat Binding(2 bìa, 1 bìa thật, 1 bìa giả)
 
Lay-flat Binding
 
Đóng cuốn dạng Saddle Stitching (kim giữa)
 
Đóng cuốn Saddle stitching (kim giữa)
 
Đóng cuốn dạng Side Stithing (kim ngang)
 
 Side Stithing (kim ngang)
 
Đóng cuốn dạng Spiral Binding (gáy lò xo)
 
Spiral Binding (gáy lò xo)
 
Đóng cuốn dạng Tape Binding(từng tép dán lại)
 
Tape Binding(từng tép dán lại)
 
IN TEST ĐỂ LÀM GÌ?
 
Yêu cầu nhà in, cắt một phần file in, thậm chí in 1 cái để chúng ta xem chất lượng như thế nào. Đừng bao giờ quẳng file đó, đến ngày đến lấy. Kẻo “ôm nợ” về sau.
Đóng khoen : Cẩn thận, nhẹ nhàng, nhất thiết phải căn dặn về điều này, kẻo khoen bị “tè le” do bị đập bằng búa (đặc biệt là đóng khoen cho standee). Về phần Banner hay băng rôn thì phải dán biên xỏ cây, đóng thêm khoen (cách khoảng 3m/khoen).
 
Cán màng trong in ấn
 
Cán màng – lamination được dùng khá nhiều trong in ấn. Có 4 dạng cán màng tiêu biểu:
Cán màng mờ – matt lamination: loại cán màng này nhìn khá đẹp và được dùng nhiều nhất. Màng thực chất là một lớp nhựa mỏng như khi chúng ta ép plastic cho CMND hoặc bằng cấp, tuy nhiên matt lamination thì mỏng và nhìn tự nhiên hơn ép plastic. Cách tính giá: thông thường nhà in sẽ tính giá theo cm2.
 
alt
 
Cán màng láng– Glossy lamination: loại cán màng này tương tự như cán mờ nhưng nhìn láng như được phủ một lớp nhựa chứ không tự nhiên như màng mờ. Cách tính giá: thông thường nhà in sẽ tính giá theo cm2. Giá thành của loại này rẻ hơn cán màng mờ.
 
alt
 
Hình ảnh đang cán màng
alt
 
Cán định vị: Spot UV: Loại này khá cao cấp và rất ít nhà in ở Việt Nam có thể sản xuất. Mục đích: tạo sự nhấn cho ấn phẩm. Giá thành cao hơn rất nhiều lần so với cán màng mờ và cáng màng láng. Cách tính giá: thông thường nhà in sẽ tính giá theo cm2.
 
alt
 

Cán định vị nghệ thuật – Đây là dạng cán màng độc đáo nhất nhưng chưa được áp dụng sản xuất ở Việt Nam. Đây cũng là một dạng cán màng định vị nhưng chất liệu thì đa dạng và độc đáo hơn.
Hãy chiêm ngưỡng quy trình để có được 1 sản phẩm in định vị là như thế nào bạn nhé:
alt

 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt

Ép kim

Rất nhiều vật phẩm được áp dụng “công nghệ” ép kim đó nha. Lúc đầu TYM cứ tưởng người ta sơn sơn phết phết cho có màu vàng, Thực ra, ép kim cũng giống như dùng cục sắt(khuôn mẫu) nung thật nóng và đóng dấu lên… mông con bò để làm dấu hehe.. Nhưng thay vì đóng dấu không thì người ta chèn vô giữa một miếng nhũ(giống như bạc) màu xanh, màu bạc, màu vàng. Thế là cái dấu trên mông con bò có màu miếng nhũ…(Có lẽ vì mọi người thích chọn màu vàng nên người ta gọi là ép kim chăng! he he)
 
Vài hình ảnh sản phẩm ép kim minh họa
 
alt
alt
 

Đến đây, hầu như chúng ta đã đề cập một cách tổng quát nhất đến thiết kế in ấn. Và để thêm phần sinh động (điều mà mọi người thường gọi là “học đi đôi với hành”) kỳ sau, những tình huống thực tế sẽ được đưa ra dưới dạng case study trong những bài sắp tới. Sẽ hấp dẫn lắm nha, nhớ đón đọc, bây giờ thì…tạm biệt hẹn gặp lại…

Cần biết về 4 KIỂU IN THƯỜNG GẶP

alt
 

Tại sao với cùng là tờ danh thiếp, lúc thì bảo nên in lụa, khi lại khuyên nên in offset? Vậy bạn lựa chọn như thế nào khi vẫn chưa hiểu In Lụa Là gì? Offset ra sao? Bài viết tuần này sẽ cung cấp những hiểu biết căn bản để bạn có thể tự tin ra quyết định và có được những sản phẩm đẹp, tiết kiệm chi phí…
Đầu tiên là IN LỤA

 
Là phương pháp thủ công(in bằng tay). Chi phí in ấn thấp, in được trên các vật phẩm. Tuy vậy, chất lượng không đồng đều. Độ sắc nét không cao. Chỉ in được mảng màu. Không in được màu chuyển.
Bảng so sánh giữa MÀU ĐƠN & MÀU CHUYỂN
 

alt

 
(vd: Card không in được màu chuyển từ xanh sang đỏ, chỉ có thể chuyển từ đỏ đậm sang đỏ nhạt)
 
Khung in lụa
 
alt
 

Nếu chọn in lụa thì mẫu thiết kế phải đơn giản, không tràn lề (hay còn gọi là tràn biên, do cấu tạo khung in).
Ví dụ: In lụa không in tràn biên như thế này (trong ví dụ là card được in offset)

alt

 
Và đây là card được in lụa (có 2 màu đơn: đỏ & xanh dương, lưu ý xem, dù là chữ hay đường kẻ trên card đều cách lề khoảng cách 0.2cm)
 

alt

 

Chỉ nên từ 3 màu đơn riêng biệt trở xuống. Những sản phẩm thường được in lụa như : Túi giấy, giày dép, card ( 1-2 màu), bao thư, giấy tiêu đề, tờ rơi 1-2 màu, áo quần, vật phẩm, in trên chất liệu có bề mặt cong vừa phải…
Mẫu Card in lụa(đơn giản về màu và nội dung)

 
alt
 
alt
 
 
Kế đến là IN OFFSET
 
Là phương pháp in phổ biến bằng máy, in sản lượng(nhiều) và thường được nhắc đến bởi chi phí thấp (nếu in số lượng nhiều), chất lượng tốt, ổn định. Các loại sách báo, tạp chí, tờ rơi, leaflet, brochure, hộp giấy, poster… nói chung là ấn phẩm thông thường in trên giấy thì đều là in offset … Ngoài ra có thể in thẻ điện thoại(nhựa cứng), thẻ ngân hàng( áp dụng kỹ thuật phun UV). Hộp thiếc bánh kẹo (in offset trên kim loại).
 
alt
 
Một vài sản phẩm in offset thường thấy
Catalogue
 
alt
 
Lịch tường
 
alt
 
Leaflet
 
alt
 
 
Thẻ ngân hàng
 
alt
 
Thứ 3 là IN ỐNG ĐỒNG
 
Cũng giống như in offset, nhưng phương pháp in bằng máy này để đáp ứng cho những sản phẩm có số lượng in cực lớn, chính vì vậy nó “kén” sản phẩm. Các loại bao bì màng nhựa: Gói cà phê, mì gói, xà bông OMO, VISO, nhãn chai trà xanh không độ,..v..v. thì đa phần là in ống đồng.
Máy in ống đồng
 

alt

 
Hình ảnh một vài sản phẩm được in bằng kỹ thuật in ống đồng
Bao mì gói
 
alt
 
Nhãn chai trà xanh
 
alt
 
alt
 

Cuối cùng là IN KỸ THUẬT SỐ

 
Loại này Marketer nên phân biệt rằng có 2 loại:
In kỹ thuật số chất lượng offset (là loại in trên giấy, thường thấy nhất là để in test (dân trong nghề thường gọi là in proof, chất lượng gần như in ofset). Loại này in để khách hàng duyệt mẫu cuối. Chi phí khá đắt nên thông thường gần đến lúc FA(FinalArtwork) mới in cho khách hàng xem và ký duyệt.
 
alt
 
In phun kỹ thuật số. Đây là kiểu in phun mực trên chất liệu Hiflex(thường gọi là in Hiflex hay bình dân hơn gọi là tấm bạt), in PP…v..v như chúng ta thường thấy để in banner, băng rôn, billboard Hiflex treo đầy đường…
 
Băng rôn
 
alt
 

alt

 

Máy in phun kỹ thuật số (đang in hiflex)

 
alt
 
TYM có một ví dụ nhỏ để thấy rằng: dù có hiểu cách in đến đâu, bạn cũng phải tùy thuộc vào tình huống để xử lý sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Đề bài như sau:
 
Bạn của TYM sắp khai trương quán muốn thiết kế 1 poster, nên gọi cho TYM nói rằng phải in sao cho thật đẹp, hình ảnh, màu sắc phải ổn định, sắc nét và đặc biệt là số lượng chỉ có …10 cái…, size 20cm x 30cm, làm sao phải tiết kiệm chi phí nhất nhưng hiệu quả nhất…
 
Ban đầu, nghe xong TYM ngẩn người ra vì không biết phải làm sao. Nếu “căn cứ” theo những gì nói phía trên, in poster chúng ta có thể in Offset thì chất lượng ổn định mà đẹp. Nhưng khổ nổi số lượng có 10 cái làm sao in. Còn in kỹ thuật số chất lượng offset thì lại đắt.
Cuối cùng, TYM chọn đưa ra 2 giải pháp.
 
Có thể in Decal hoặc rửa ảnh giấy láng(Theo thông tin của anh bạn rằng Poster sẽ để trong quán hoặc lộng khung hình) vì vậy TYM quyết định chọn cách rửa ảnh láng.
Vậy là sản phẩm được tiến hành, mẫu được rửa ảnh khá đẹp, sáng, màu sắc rất tươi, anh bạn TYM rất vừa ý. ..he he…
 
alt

Ngay từ hôm nay, trên đường đến trường hay đi làm, bạn hãy tập chú ý đến các ấn phẩm in ấn mà bạn có dịp tiếp xúc. Tự hỏi: “In bằng kỹ thuật gì nhỉ?”. Chắc chắn là không thừa vì biết đâu vào một ngày nào đó, bạn sẽ phải cần đến những kiến thức này thì sao?

9 điểm cần lưu ý khi thiết kế brochure.

Trong nhiều trường hợp, brochure là sản phẩm của bạn, hay gần như một nhân viên bán hàng. Bạn đã đầu tư cho sản phẩm của mình thì cũng phải đầu tư cho bộ mặt của nó.

1. Đặt câu thông điệp ở trang bìa đầu tiên.

Trang bìa brochure đóng vai trò giống như dòng tít quảng cáo, vì vậy bạn phải ghi những gì quan trọng nhất ở trang này: Phương châm, khẩu hiệu, những gì hay nhất mà công ty bạn có…

2. Quảng bá brochure trong các dịp quảng cáo.

Xây dựng kế hoạch Marketing cụ thể, trong các chiến dịch quảng cáo bạn giới thiệu thêm brochure của công ty.

3. Chọn hình ảnh biểu đạt được những ý nghĩa cần thiết.

Hình ảnh công ty, sản phẩm trọng tâm… tốt hơn là dùng từ ngữ.

4. Luôn luôn chú thích cho hình ảnh.

Sau trang bìa các mục chú thích được khách hàng đọc nhiều nhất.

5. Bố cục rõ ràng, làm nổi bật được những ý quan trọng.

Tập trung vào những điểm mạnh, có chương trình khuyến mãi nào đang diễn ra, tư vấn ở đâu, địa chỉ trụ sở và các chi nhánh… Nếu công ty bạn là công ty lớn, có quá trình phát triển lâu dài, có nhiều giải thưởng, nhiều khách hàng thì cũng không nên trình bày quá một trang.

6. Dùng hình chụp thay cho hình vẽ.

Đối với những ngành hàng thông dụng, ảnh chụp gợi cho người xem những hình ảnh thực, sống động.

Ở những lĩnh vực nghệ thuật, thời trang khi dùng hình vẽ sẽ dễ tạo ấn tượng, tạo phong cách riêng…

7. Làm cho brochure bạn đáng được lưu giữ.

Brochure càng được khách hàng giữ lâu chừng nào thì nó còn có sức mạnh bán hàng. Giấy dày và được thiết kế hấp dẫn, có nhiều thông tin hay giúp cho brochure của bạn được khách hàng để dành tham khảo. Thậm chí họ còn dùng để đựng tài liệu.

8. Mang lại sự hảo hạng cho sản phẩm.

Trong nhiều trường hợp, brochure là sản phẩm của bạn, hay gần như một nhân viên bán hàng. Bạn đã đầu tư cho sản phẩm của mình thì cũng phải đầu tư cho bộ mặt của nó.

9. Mời khách đặt hàng.

Thông tin liên hệ với công ty bạn phải được trình bày rõ ràng, trang trọng và được bố trí ở nơi riêng biệt. Sau đó cũng bạn cũng ghi rằng bạn muốn gì: muốn khách hàng gọi điện, liên hệ qua website hay email… nhớ kèm theo thời gian phục vụ.

Chuẩn bị in Catalogue, brochure như thế nào?

alt
 
Bạn cũng đã biết, Catalogue, brochure là một đại diện quan trọng nhất cho công ty trước khách hàng khi bạn không có mặt ở đó. Sức mạnh của brochure có hay không phần lớn do sự chuẩn bị của bạn, vậy hãy cố gắng đừng để tiền biến thành giấy nhé.

Bạn đừng bắt tay vào làm việc ngay với đơn vị thiết kế khi bạn chưa chuẩn bị tương đối kỹ càng. Khách hàng đặt thiết kế và in ấn catalogue, brochure của chúng tôi thường gặp những khó khăn dưới đây, và bạn thử xem mình có thể làm gì để tránh những sai lầm tương tự:

Thứ nhất: Chưa thông mục đích in brochure và một số chuẩn mực cơ bản nó cần phải đạt.

Sức mạnh bán hàng và giá trị thương hiệu của brochure có được khi nó được soạn và thiết kế đúng mức. Do đó hình ảnh của công ty bạn sẽ bị ảnh hưởng khi bạn vội vàng, không chau chuốt cho quyển brochure của mình. Các đơn vị thiết kế quảng cáo là những người chuyên nghiệp, tuy nhiên họ vẫn là những người ngoài cuộc khi tư vấn miễn phí cho bạn. Họ không nắm bắt kế hoạch marketing, ngành hàng chủ lực, đối tượng khách hàng chủ yếu nào sẽ đọc brochure…

 
Tuần thứ nhất: nghiên cứu, tìm hiểu

Thu thập những brochure của những công ty khác, càng nhiều càng tốt, đặc biệt là những công ty lớn cùng lĩnh vực hoạt động với công ty bạn.

Một quyển brochure thường đạt được một cho đến cả ba những mục tiêu sau đây (càng nhiều trang chi phí in ấn càng đắt đấy nhé):

alt



Giới thiệu côngty. Chúng ta thường thấy nhất dạng này. Brochure “nhẹ” nhất là tờ A4 gấp 3, cho đến hạng “trung” khoảng 4 đến 6 tờ A4 luôn bìa. Trong đó ta thấy có lời giới thiệu công ty; giới thiệu lĩnh vực hoạt động hay ngành nghề kinh doanh, một số mặt hàng, sản phẩm và dịch vụ điển hình; những lời quảng cáo cũng như cam kết về chất lượng; thông tin liên hệ…


Bạn hãy suy nghĩ và tìm ra những ý tưởng và nội dung khác biệt, hấp dẫn hơn các đối thủ cạnh tranh. Nếu không có gì mới cũng đâu phải là bi kịch, vì có thể bạn kinh doanh những mặt hàng bình thường. Lúc đó bạn sẽ cho thiết kế brochure ấn tượng hơn, đẹp hơn, thời thượng hơn, dễ đọc hơn, giấy đẹp hơn… Ngoài ra không kém phần quan trọng, brochure này sẽ gởi cho ai và bằng cách nào.

Thông báo, quảng bá cho khách hàng biết một điều gì đó đặc biệt. Những công ty lớn, đã có thương hiệu thường in brochure kiểu này. Vì họ đã chuẩn bị kỹ kế hoạch tiếp thị, brochure là một trong những phương tiện quảng cáo trong toàn bộ kế hoạch bán hàng của họ. Chẳng hạn, quyển brochure đó có thể giới thiệu về một cải tiến quan trọng sắp được tung ra cho dòng sản phẩm X đang có mặt trên thị trưởng, hay một chương trình khuyến mãi lớn với vô khối giải thưởng hấp dẫn v…v…

 
Bạn có sản phẩm hay dịch vụ gì đặc biệt không? Công ty bạn nhỏ thôi nhưng có làm được những brochure tương tự không? Có. Quá tốt! Vậy bạn hãy bắt đầu xem xét đến nhiều khía cạnh tâm lý khách hàng (người sẽ đọc brochure) cũng như khả năng tài chính của mình để cân nhắc xem nên làm brochure hướng sản phẩm hay brochure hướng thương hiệu hay cả hai (càng nhiều càng đắt đấy nhé!). Bạn cũng phải nhớ rằng người ta có nhu cầu trước (cần một sản phẩm hay dịch vụ gì đó) sau đó mới tìm cách có được nó (mua nó ở đâu, công ty nào làm). Qua ví dụ sau bạn sẽ hình dung sự chọn lựa của bạn dễ hơn.

Ví dụ 1: Nhà hàng X có món đặc sản là vịt quay và vịt tiềm. Bạn có thấy là hình chụp những con vịt quay béo ngậy và những tô mì vịt tiềm đầy thịt vịt đang bốc khói cùng với cách tuyển lựa nguyên liệu, chế biến món ăn sẽ làm cho bất cứ ai cũng ấn tượng, thèm thuồng, muốn ăn ngay phải không nào. Lúc đói rồi họ mới nuốt nổi những dòng chữ (tuy là ngắn gọn thôi) như nhà hàng X này do ông X mở ra, nằm ở đường Y, số điện thoại đặt hàng, mua 1 con vịt biếu một bộ lòng…

Ví dụ 2: Công ty A chuyên buôn bán các mặt hàng trong nhà bếp và nhà tắm. Có hai điểm bất lợi khiến brochure của bạn khó khác biệt so với hàng ngàn công ty khác cùng ngành.

Thương hiệu “A” của bạn không nổi tiếng. Vậy sao không thử “núp gió” sau các thương hiệu thành danh đang có trên thị trường, sau đó khách hàng sẽ “nhớ thêm” một thương hiệu nữa, thương hiệu của bạn.

Những mặt hàng bạn đang bán, khách hàng cũng có thể tìm được ở hàng hà sa số các cửa hàng khác. Vậy phải chọn một vài hình sản phẩm cao cấp nhất, hình càng sống động, càng thể hiện được mức sống đầy tiện nghi càng hay. Bạn lo rằng một vài sản phẩm sẽ không đủ thông tin? Bạn lại quên rằng đây là brochure chứ không phải catalog. Khách hàng tự nhiên suy nghĩ và liên tưởng đến những sản phẩm và dịch vụ có liên quan với nhau. Khi cần họ sẽ gọi hoặc tới showroom của bạn. Đó mới là kết quả bạn đang mong muốn.

 
 
alt
 

Hướng dẫn khách hàng về dịch vụ hay sản phẩm. Chúng ta thường bắt gặp những brochure như thế này khi đến những công ty kỹ thuật cao, trung tâm đào tạo, dịch vụ chăm sóc sức khỏe… nói chung là brochure của những công ty kinh doanh những mặt hàng và dịch vụ nhiều chất xám. Như vậy thế mạnh của những quyển brochure này là thông tin và kiến thức. Và nếu bạn trình bày hay, đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của khách hàng thì brochure đã thành công hơn một nửa. Vấn đề còn lại là trao cho ai, và trao trong lúc nào.

Thứ hai: Lúng túng khi hình dung và viết nội dung cho brochure

Khi bạn đã xác định rõ ràng mục đích của brochure rồi thì chúng tôi nghĩ phần soạn nội dung không còn khó khăn nữa. Có hai điều bạn phải nhớ trước để khỏi rối:

Làm sao cho brochure có sức hấp dẫn, có cá tính là việc của nhân viên đồ họa.

Lúc này bạn chỉ “viết chữ” thôi, brochure đâu có hoàn chỉnh ngay đâu. Từ những nội dung được bạn soạn sẵn, những nhân viên thiết kế quảng cáo sẽ dễ dàng hơn đưa ra kiểu trình bày phù hợp. Bạn cũng biết đấy, người chuyên làm thiết kế đồ họa không thích làm việc với “chữ nghĩa”, cho nên khi bạn không chuẩn bị trước, hai bên sẽ mất rất nhiều thời gian để hiểu được ý đồ của nhau.

Tuần thứ 2: Phác thảo

Liệt kê tất cả những ý cần trình bày. Bạn nên giới hạn không quá 5 nội dung chính, trong đó mỗi đoạn nhỏ không nên quá 200 từ (khoảng 10 dòng của trang giấy A4). Thông thường, cấu trúc nội dung brochure có phần chính sau:

 
Bạn là ai, làm gì?
Lời nhắn gởi đến khách hàng, Vd: slogan, ưu điểm nổi bật hay cam kết chất lượng…
Sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu, thế mạnh công nghệ
Thành tích, kinh nghiệm
Thông tin liên hệ, nếu cụ thể cho từng nhu cầu càng tốt

Nếu bạn không có nhiều thành tích để “phô trương” thì bạn có thể chuyển hướng sang chú trọng hình ảnh (hình sản phẩm và hình trang trí). Đồng thời những thương hiệu tiếng tăm (thể hiện trên brochure bằng logo của họ) cũng thu hút khách hàng quan tâm đến công ty của bạn.

Chọn người phụ trách chính để làm việc với đơn vị thiết kế.
Thứ ba: Cắt giảm chi phí quá thấp

Không nên tiết kiệm số trang in và độ dầy của giấy. Nếu không thì brochure của bạn sẽ trở nên giống mấy tờ quảng cáo trên báo.

Các đơn vị thiết kế chuyên nghiệp luôn tính phí cho dịch vụ thiết kế mỹ thuật và những ý tưởng sáng tạo của họ.

Tuần 3: Chọn đơn vị thiết kế

Yêu cầu bên thiết kế cho bạn xem những sản phẩm họ đã thực hiện. Tuy đây là yêu cầu chính đáng và rất cần thiết nhưng bạn cũng nên nhớ rằng công ty quảng cáo lớn hay nhỏ không quyết định khả năng sáng tạo và tay nghề của nhân viên thiết kế.

Gởi bản phác thảo nội dung brochure, yêu cầu về chất lượng in ấn, kích thước brochure cho những đơn vị này và yêu cầu họ báo giá và kế hoạch làm việc để hai bên cùng phối hợp.

 
Khi quy cách brochure cùng như nhau, bạn cân nhắc những điểm dưới đây để chọn ra đơn vị thiết kế ưng ý:
 
Những ấn phẩm họ đã thực hiện theo bạn đã đẹp chưa, có đáp ứng những tiêu chí cơ bản của brochure không? Bạn có thấy lỗi thường gặp trong những sản phẩm của họ không?
 
Phí thiết kế và phí ứng trước để thiết kế mẫu. Bạn đừng nên tiếc những khoản chi phí ứng trước để có bản thiết kế ban đầu. Với khoảng chừng từ 20% đến 30% chi phí thiết kế nhưng nó rút ngắn thời gian làm việc đáng kể. Trong vài ngày đầu, công việc của bạn đã hoàn thành hơn 60%. Đặc biệt bạn sẽ chọn đúng đơn vị thiết kế cho mình.
Thứ tư: Tự cho mình là graphic designer

Hầu hết những graphic designer không thích có người ngồi bên cạnh chỉ phải làm cái này làm cái kia. Bởi vì họ là những người thiết kế và sáng tạo chuyên nghiệp chứ không phải thợ vẽ.

Nếu bạn đã nắm rõ mục đích thiết kế brochure, những tiêu chí nó cần phải có và hơn nữa nội dung mà bạn phác thảo đã tương đối rõ ràng thì bạn nên tin tưởng vào công việc của các nhân viên thiết kế. Những trường hợp đáng tiếc này đa số chỉ xảy ra khi khách hàng chưa chuẩn bị kỹ lưỡng.

Đặc biệt có một điểm quan trọng không kém, thì giờ bạn tới lui ngốn hết bao nhiêu tiền trong khi bạn có thể trả một khoản chi phí nhỏ ban đầu để công việc trôi chảy hơn.

Tìm hiểu về Brochure : Bước khởi đầu !

Brochure (còn gọi là Pamphlet), một dạng ấn phẩm quảng cáo (đuợc hiểu nôm na là một quyển sách nhỏ và mỏng hoặc một tập sách tài liệu quảng cáo) chứa đựng thông tin giới thiệu sơ luợc về sản phẩm, dịch vụ, các sự kiện, hình ảnh, hay những địa điểm du lịch nổi tiếng,… mà nhà cung cấp Brochure (là doanh nghiệp, tổ chức, hoặc cá nhân) muốn truyền tải như một thông điệp tốt đẹp gửi gắm đến khách hàng hoặc đối tác của họ.

Brochure thông thường được trình bày ở Kích thước A4 (21X29.7)cm. Tuy nhiên, tùy theo mục đích, nhu cầu sử dụng, kích thước này có thể thay đổi linh hoạt nhằm đáp ứng dụng ý của doanh nghiệp. Brochure Quảng Cáo chuẩn thường sử dụng 4 gam màu được in trên loại giấy bóng và dày nhằm tạo ấn tượng ban đầu về hình thức và điểm nhấn về chất lượng đến người xem.

1. Khái niệm Brochure

Hình thức, mẫu mã và nội dung bên trong Brochure sẽ phản ảnh giá trị đại diện cho thương hiệu của doanh nghiệp cũng như tình cảm và nguyện vọng mà doanh nghiệp muốn mang đến cho các khách hàng, đối tác từ sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp. So với một số ấn phẩm quảng cáo khác như Flyer, Postcard, Handbill,… thì Brochure vẫn mang đậm giá trị về mặt chất lượng và nghệ thuật hơn bởi cấu trúc được thiết tạo của nó (sử dụng loại giấy có chất lượng tốt hơn, được gấp xếp như một tập sách nhỏ gọn với màu sắc đa dạng và hấp dẫn hơn).

 
2. Phân loại Brochure

Phân loại Brochure theo hình thức
Cũng như một số ấn phẩn quảng cáo khác, Brochure khá đa dạng về mặt hình thức thể hiện, hiện nay, thông dụng nhất vẫn là 2 loại Bi-Fold Brochure và Tri-Fold Brochure:
Bi-fold Brochure
Thể hiện một tờ in trên cả hai mặt giấy và được gấp lại làm hai (Do vậy, phần nội dung được in sẽ phân thành 4 mặt).

Tri-fold Brochure
Không giống hình thức của Bi-fold, Tri-fold Brochure thể hiện một tờ in trên cả hai mặt giấy nhưng được gấp lại làm ba. (Do vậy, phần nội dung được in sẽ phân thành 6 mặt).

Tuy nhiên, nếu bên thiết kế Brochure có dụng ý chia phần nội dung trình bày thành 8 mặt giấy (hoặc nhiều hơn), khi đó, mỗi tờ in sẽ được gấp lại ít nhất là làm bốn (hoặc nhiều hơn) và cần nhiều tờ in như vậy để có thể xếp gọn như một tập sách tài liệu nhỏ (tương tự như một cuốn sách bìa cứng) lúc này, có thể gọi đó là loại Booklet Brochures.

Phân loại Brochure theo mục đích sử dụng

Tùy theo mục đích, lĩnh vực hoạt động của mỗi doanh nghiệp để phân loại, vì vậy, cách phân loại theo mục đích sử dụng là rất đa dạng, dưới đây xin điểm ra một số dạng tiêu biểu:

Brochure Du Lịch (Travel Brochure / Tour Brochure)

Brochure Khách Sạn (Hotel Brochure)

Brochure Cho Các Công Ty Thương Mại (Business Brochure / Marketing Brochure)

Brochure Về Lĩnh Vực Chăm Sóc Sức Khỏe (Health Brochure)

Brochure Cho Lĩnh Vực Giải Trí, Sáng Tạo Nghệ Thuật (Entertainment Brochure / Art Brochure)

Brochure Cho Các Doanh Nghiệp Ô Tô/ Xe Máy (Automobile Brochure)

Brochure Cho Các Hãng Truyền Thông (Communication Brochure)

Brochure Giáo Dục, Trường Học (Education Brochure / University Brochure)

Brochure Dành Cho Công Ty Kỹ Thuật (Engineering Brochure)

Brochure Cho Lĩnh Vực Công Nghệ (Technology Brochure)

Brochure Cho Các Công Ty Tài Chính (Finance Brochure)

Brochure Dành Cho Các Spa, Thẩm Mỹ Viện (Spa Brochure / Health-Beauty Brochure)

Brochure Cho Các Tổ Chức Phi Lợi Nhuận (Non Profit Brochure)

Brochure Lĩnh Vực Bất Động Sản (Real Estate Brochure)

Brochure Dành Cho Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ (Small-Business Brochure / Corporate Brochure)

Brochure Cho Các Công Ty Chuyên Phần Mềm (Software Brochure)

Brochure Lĩnh Vực Thể Thao (Sports Brochure)

Brochure Dành Cho Cửa Hàng Văn Phòng Phẩm (Stationary Brochure)

Brochure Dịch Vụ Chăm Sóc Vật Nuôi, Thú Cưng (Pet Care Brochure)

Brochure Quảng Bá Sản Phẩm, Dịch Vụ Chuyên Biệt (Product Brochure)

Brochure Điện Tử (Ebrochure)

Brochure Dành Cho Nhà Hàng (Restaurant Brochure)

Brochure Về Công Trình, Xây Dựng (Construction Brochure)

Brochure Về Bưu Thiếp (Card Brochure)

Các yếu tố và nguyên tắc của nghệ thuật

Các yếu tố và nguyên tắc của nghệ thuật

Thuộc lòng các nguyên tắc và các yếu tố của nghệ thuật giúp các nghệ sĩ sắp xếp ý tưởng, tác phẩm của họ và nghĩ về cách người khác phản ứng với những tác phẩm nghệ thuật của mình.

Bài các yếu tố và nguyên tắc của nghệ thuật, chia làm 2 phần.

1. Các Yếu tố của nghệ thuật

2. Các Nguyên tắc của nghệ thuật

1. Các yếu tố của nghệ thuật.

Tất cả các thiết kế, các tác phẩm nghệ thuật đều được hình thành từ 7 yếu tố sau.

Hình khối – Form (hình 3 chiều, rộng, cao, sâu),

Đường nét – Line,
Hình dạng – Shape (2 chiều, rộng và cao)
Màu sắc – Color
Chất liệu – Texture
Không gian – Space
Sắc độ – Value.

Hình khối – Form

Hình khối là một trong các yếu tố của nghệ thuật. Hình khối – Form có 3 giá trị để đo đạc là chiều cao, chiều rộng và chiều sâu. Nó có thêm giá trị về chiều sâu so với Hình dạng – Shape

Dưới đây là một số hình khối thông dụng.

alt

Hình dạng – Shape

Hình dạng được tạo thành khi các đường nét gặp nhau. Hình dạng thì phẳng, có 2 chiều là bề rộng và độ cao, một số hình dạng hình học quen thuộc như, hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật, ovan và các hình dạng Organic (hình hữu cơ, phức tạp).

alt

Đường nét – Line

Bạn có thể thấy đường nét ở khắp mọi nơi. Có rất nhiều loại đường nét. Có một số loại phổ biến như: Đường cong, đường thẳng, zigzag, đường đứt đoạn, đường nằm ngang, đường thẳng đứng, đường lượn sóng, đường song song, đường vuông góc.

alt

Màu sắc – Color

Định nghĩa ngắn gọn thì màu sắc là thứ chúng ta thấy do phản xạ ánh sáng của mọi vật quanh chúng ta. Trong tự nhiên cầu vồng được sinh ra bởi ánh sáng trắng bị chia từng phần bởi độ ẩm trong không khí.

Con người đã phát hiện ra ánh sáng trắng có thể chia tách bằng cách sử dụng công cụ như lăng kính quang phổ.

Những màu sắc có thể nhìn thấy qua kính quang phổ là; Đỏ, Cam, Vàng, Xanh da trời, Xanh lá cây, màu chàm và tím.

alt

Ánh sáng trắng bao gồm các màu trên pha trộn với nhau. Các đối tượng có màu sắc khi nó hấp thụ và phản xạ lại ánh sáng. Nếu một đối tượng hấp thụ tất cả các bước sóng ánh sáng thì nó sẽ có màu trắng. Đối tượng hấp thụ các bước sóng, nhưng không hấp thụ màu đỏ, nó sẽ có màu đỏ v.v.

Những người mù màu, hay bị thiếu hụt màu nào đó là do võng mạc không phản ứng với những bước sóng ánh sáng tương ứng.

Chất liệu – Texture

Chất liệu là cái gì đó bạn cảm thấy khi chạm vào. Người nghệ sĩ tạo ra những ảo ảnh của kết cấu thông qua các tác phẩm như tranh vẽ, thiết kế in, nhiếp ảnh v.v.

alt

Cảm giác chất liệu được hình thành thông qua kinh nghiệm của mỗi người. Ví dụ; Nếu bạn chưa từng sờ một chiếc lông vũ thì bạn không bao giờ cảm thấy sự mềm mại của nó trong một tác phẩm bất kỳ.

Không gian – Space

Không gian là sự trống trải, không có gì xung quanh một tác phẩm, hoặc một yếu tố nào đó của nghệ thuật. Không gian có thể có hai chiều, ba chiều, nó có thể sinh ra cảm giác tích cực hoặc tiêu cực.

Nếu bạn (cố ý) sử dụng không gian ít cho tác phẩm của mình, người xem sẽ thấy chật chội, gò bó, bức bối. Ngược lại nếu bạn cho người xem nhiều không gian thì họ sẽ thấy thoải mái, thư thái.

không gian

Tất nhiên không phải ai cũng vậy, có những người chỉ cảm thấy an toàn khi ở trong một không gian chật hẹp, và rất sợ khi đối diện với những không gian rộng rãi.

Sắc độ – Value

Sắc độ là độ sáng/tối của một màu sắc. Đơn giản bạn tao ra sắc độ bằng cách thêm vào nó màu đen hoặc màu trắng

alt

Trên đây là những yếu tố cấu thành một tác phẩm nghệ thuật. Vậy để có một tác phẩm đẹp người nghệ sĩ sẽ sử dụng các yếu tố này và kết hợp với Các nguyên tắc của nghệ thuật để tạo thành một tác phẩm đẹp.

10 xu hướng thiết kế logo năm 2010, bạn sẽ theo xu hướng nào?

Mỗi năm qua đi, những xu hướng thiết kế logo mới lạ và tràn đầy sức sống lại xuất hiện. Mặc dù công việc thiết kế không có 1 quy tắc cũng như quy định chung nào, nhưng kiểu cách và hướng thiết kề cho mỗi ngành nghề lại có những điểm tương đồng.
 
Tuy nhiên, việc phân loại chúng từ vô vàn những xu hướng đang thịnh hành trong xã hội không phải là chuyện dễ dàng.

Xu hướng thiết kế logo rất khó để có thể nắm bắt. Cứ mỗi năm trôi đi, xu hướng mới lại thay thế những cái cũ. 1 vài thiết kế mới sẽ trở thành kiểu mẫu trong năm, số khác sẽ bị lãng quên.

Sau khi phân tích tình hình trong quý đầu năm 2010, tôi đã tổng hợp được 10 xu hướng đang thịnh hành nhất trong năm. Mặc dù đây chỉ là những dự đoán và không ai dám chắc liệu chúng có thành sự thật hay không, nhưng đây chắc chắn là những xu hướng đáng lưu ý trong năm nay.

1. Các Logo dựa trên các khái niệm (Conceptual Logos)

Đây là xu hướng hàm chứa nhiều sự sáng tạo nhất, chúng là sự lựa chọn đầu tiên cho sự khởi đầu của các công ty. Những logo này ẩn chứa các thông điệp trong từng thiết kế thông qua những hình ảnh đặc trưng của mình. Sau chuỗi thành công của logo FedEx với 1 mũi tên tiềm ẩn, nhà thiết kế bắt đầu thêm vào những hình ảnh của công ty trong tác phẩm của mình.

 

alt

2. Các Logo dạng chữ ký (Signature Logos)

Chữ ký hay logo thiết kế bằng tay đã phát triển nhanh chóng trở thành 1 xu hướng cực kỳ phổ biến. Những thiết kế thủ công tuy khá thô sơ nhưng rất thịnh hành trong thời đại ngày nay. Khi người tiêu dùng ý thức về các thương hiệu, các nhà thiết kế cũng dần tập trung vào các logo dạng chữ ký.

alt

3. Logo 3D

Logo 3D nhanh chóng trở thành xu hướng đương thời, phổ biến và cực kỳ thịnh hành đối với các doanh nghiệp. Khi thế giới bước vào thế giới không gian 3 chiều tràn đầy sức sống, cái tên 3D Logo cũng có những bước phát triển vượt bậc.

alt

 

4. Logo đơn giản hóa (Minimalism Logos)

Nghệ thuật đơn giản hóa, được phát triển từ những năm 1960, đã trở lại với thời đại. Những logo này được thiết kế bằng những hiệu ứng đồ họa tối thiểu và nhờ đó chúng ta có thể dễ dàng nhận biết những nội dung cũng như ý nghĩa bên trong chúng.

 

alt

 

5. Logo với những cách viết trang trọng (Formal typeface Logos)

 

Xu hướng sử dụng những kiểu mẫu và định dạng ấn tượng trong tên gọi của thương hiệu lại 1 lần nữa nổi bật trong ngành thiết kế logo. Để khắc họa được sự thanh lịch, tao nhã và đẳng cấp của thực thể chủ đạo, những logo này được thiết kế với những hiệu ứng đầy sáng tạo.

alt

6. Xu hướng cấy ghép nhiều dạng Logo (Hybrid design Logos)

Đây là 1 trong những xu hướng thông minh nhất tính đến thời đại hiện nay. Những logo này là sự tổ hợp của 2 hay nhiều xu hướng thiết kề. Việc sử dụng liên tục nhiều thiết kế cùng các hiệu ứng ánh sáng hoặc kết hợp tên gọi các thương hiệu với hiệu ứng không gian 3 chiều đã tạo ra 1 xu hướng thiết kế lạ mắt. Hay nói cách khác đây là sự trộn lẫn của nhiều xu hướng thiết kế.

alt

7. Xu hướng thiết kế với nhiều họa tiết liên tục (Sequential Logos)
Xu hướng này chỉ mới được phát triển trong những năm gần đây nhưng đã nhanh chóng được nhiều nhà thiết kế chú ý. Chúng thể hiện nhiều cử động liên tục, nhiều bước, thể hiện sự thăng tiến và lớn mạnh của các công ty. Những mẫu logo này khó có thể lọt ra ngoài tầm với của xu hướng phát triển logo toàn cầu trong những tháng tới.

alt

8. Những logo mang tính sinh thái (Eco SmartLogos)

Đây là xu hướng tiềm năng nhất được biết đến trên thế giới. Cùng với sự gia tăng những hiểu biết về môi trường sinh thái, các công ty ngày nay đã dần chuyển đổi các logo của mình theo hướng này nhằm tạo sự thân thiện hơn đối với môi trường, nâng cao trách nhiệm chung đối với xã hội. Và sản phẩm mới nhất của xu hướng này là logo của McDonald tại Châu Âu.

alt

Làm gì để trở thành designer giỏi?

alt

Nhiều người vẫn hình dung thiết kế đồ họa là nghề thời thượng có mức thu nhập cao, công việc sáng tạo.

 
Đây được coi là một nghề thời thượng với mức thu nhập mơ ước vì nhu cầu của thị trường vẫn rất “khát”.
Cái “Tôi” quá lớn
Cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa chính xác và đầy đủ về nghề TK đồ họa – công việc được dân trong ngành gọi vui là nghề của “Picasso” trong lĩnh vực số. Có thể tạm hiểu TK đồ họa là việc sử dụng máy tính để TK những sản phẩm (SP) liên quan đến đồ họa, hình ảnh, mỹ thuật, phim ảnh…

Ngành TK đồ họa có ứng dụng rất rộng rãi. Do đó, nhà TK rất dễ dàng tìm công cụ, phần mềm khác nhau để hoàn thành công việc của mình. Những người sử dụng các công cụ số hóa để viết, TK SP trên máy tính được gọi là chuyên gia TK đồ họa (designer). Designer hoạt động khá đa dạng: TK logo, quảng cáo, tạo mẫu bìa tạp chí, web, làm kỹ xảo điện ảnh, phục hồi ảnh cũ… Họ sử dụng rất phong phú chất liệu, từ tranh ảnh, hoạt hình, video, âm nhạc, các hiệu ứng âm thanh, hình ảnh… Các SP do đó cũng rất đa dạng: clip, website, mẫu bìa tạp chí, áp phích, đoạn trailer (video clip quảng cáo)…

“Tôi có thời gian và kinh nghiệm làm việc với nhiều chuyên viên TK đồ họa. Nhiều bạn rất khá nhưng cái tôi lại quá lớn. Điều mà các doanh nghiệp như chúng tôi cần là những SP phù hợp với yêu cầu, văn hóa của công ty, cũng thu hút thị hiếu của khách hàng. Nhiều bạn lại để cái tôi hay cái gu thẩm mỹ của mình vào SP mà không để ý đến việc mình đang TK cho ai, cho đối tượng nào. Để thành công trong môi trường doanh nghiệp, tôi cho rằng các bạn nên biết dung hòa giữa tác phẩm nghệ thuật và yêu cầu thực tế của khách hàng”, bà Nguyễn Trà My – phụ trách truyền thông và thương hiệu của website loveme.vn nói.
Chưa có phong cách riêng

 
Nhiều người vẫn hình dung TK đồ họa là nghề thời thượng có mức thu nhập cao, công việc sáng tạo. Quả thật, cũng có nhiều designer tài năng được săn đón và trọng dụng. Tuy nhiên trên thực tế, không phải lúc nào và bất cứ họa sĩ số hóa nào cũng thành công. Nhu cầu nhân lực của ngành đồ họa trong nước rất lớn nhưng tính chuyên nghiệp thì vẫn là một câu chuyện dài.

Ông Trần Trọng Hưng, chuyên viên TK đồ họa của Viettel Telecom nhận xét “TK đồ họa ở Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn phát triển và chưa thực sự tạo nên những dấu ấn hay phong cách riêng. So với Trung Quốc, Nhật Bản hay một số quốc gia khác thì bản sắc trong những tác phẩm của họ được thể hiện rất rõ ràng và tiêu biểu chứ không mang tính lắp ghép hay áp dụng công nghệ “copy – paste” (sao chép) như Việt Nam”.

Theo ông Hưng, ngành đồ họa Việt Nam mới thực sự phát triển từ năm 2000. Đến nay, ngành đồ họa trong nước vẫn còn non trẻ và đang trong hành trình đi tìm phong cách riêng.

Đồng tình với ông Hưng, ông Nguyễn Quang Nam, trưởng nhóm TK trailer của Bluesea Media JSC bổ sung: “Những SP được quảng bá truyền thông hay hình ảnh ở Việt Nam còn non yếu, thiếu sáng tạo. Theo tôi, chỉ 30% mẫu được xây dựng ý tưởng và sản xuất ở Việt Nam, còn 70% là từ nước ngoài”.

Theo kinh nghiệm của ông Hưng, phần lớn tư liệu phục vụ TK đồ họa tại Việt Nam là từ nước ngoài. Điều đó gây khó khăn nhưng cũng là thuận lợi để người làm tự do sáng tạo, xây dựng phong cách riêng. Những năm gần đây, khách hàng (KH) và người tiêu dùng ngày càng khó tính hơn, yêu cầu SP có chất lượng cao hơn. Điều này bắt buộc designer phải liên tục làm mới mình, tăng sức sáng tạo và tìm tòi những ý tưởng mới.

Tâm lý chung người ngành TK đều muốn mình sẽ tạo được SP độc đáo, tính thẩm mỹ cao… Tuy nhiên trên thực tế, khi đi làm lại bị gò bó bởi ý tưởng và yêu cầu của KH nên dần cảm thấy chán, chai lỳ sức sáng tạo. Đây là vấn đề và cũng là mâu thuẫn mà nhiều chuyên gia TK gặp phải.
Không phải lúc nào trong đầu cũng đầy ắp ý tưởng sáng tạo. Hoặc khi có ý tưởng sáng tạo thì KH lại không hiểu hoặc không hài lòng. Nhiều khi khái niệm “đẹp, sáng tạo” giữa KH và chuyên gia TK “vênh” nhau và thường KH là người quyết định.

Tuy nhiên, ông Quang Nam vẫn tin vào sự phát triển của ngành đồ họa trong nước. Khi nhu cầu ngành quảng cáo, truyền thông bằng hình ảnh ngày càng cao, năng lực cảm nhận của KH, của công chúng cũng ngày càng cải thiện.

Muốn thành designer giỏi – phải làm gì?

Thành thạo các phần mềm, công cụ chuyên ngành:

Muốn theo đuổi ngành TK đồ họa, các nhà TK bắt buộc phải am hiểu các phần mềm TK đồ họa chuyên nghiệp như Corel Draw, Photoshop, Illustrator, QuarkXpress, MacroMedia Flash, Ulead Studio… Ngoài ra, trong một số trường hợp cũng cần trang bị thêm các chương trình, ngôn ngữ trong TK web như: htm, html, xlm, css, FontPage, Dreamwaver… Bên cạnh các công cụ phần mềm trên, hiểu biết về quy trình sản xuất (chế bản và in ấn, trailer, TVC…) là một lợi thế. Đây là những kiến thức chuyên ngành mà designer nào cũng cần và nên trang bị cho mình.

Ý tưởng sáng tạo có thể chiếm tới 60% thành công của tác phẩm. 40% còn lại ở kỹ năng, năng lực sử dụng và kết hợp các công cụ, phần mềm khác nhau.

Có kiến thức thương hiệu và bộ nhận diện thương hiệu

Các doanh nghiệp rất quan tâm đến phát triển thương hiệu. Các công ty có xu hướng sử dụng các bộ nhận diện thương hiệu riêng. Người góp phần không nhỏ vào việc xây dựng nên cái riêng để công chúng nhận diện thương hiệu của một công ty chẳng ai khác chính là các chuyên viên TK. Kiến thức về thương hiệu, TK bộ nhận diện thương hiệu là một lợi thế để designer trở thành đối tượng được “săn đón” của nhà tuyển dụng.

Năng khiếu, sáng tạo và không ngừng học hỏi

Đây là điều không thể thiếu của designer chuyên nghiệp. Phần mềm có thể học nhưng khả năng hội họa thì khó học và vận dụng. Năng khiếu đóng vai trò quan trọng. Đó chính là sự nhạy cảm với màu sắc, đường nét, hình khối, tư duy biểu tượng, giàu cảm xúc, có vốn hiểu biết về văn hóa… Bạn còn phải là người luôn sáng tạo, luôn đi tìm sự mới mẻ, không ngừng học hỏi, cập nhật kiến thức/xu hướng mới/phong cách mới… Có vậy, tác phẩm của bạn làm ra mới hấp dẫn được nhiều người.

Năng lực làm việc độc lập và theo nhóm

Designer thường làm việc độc lập. Công ty nhỏ có thể chỉ cần một designer. Các công ty lớn hoặc trong nhiều dự án có thể có nhóm TK và bạn sẽ phải làm việc với nhiều người khác cũng như các bộ phận có liên quan như người viết ý tưởng (copywriter), bộ phận quảng cáo, bộ phận marketing, nhà in…

Học TK đồ họa ở đâu?

Hiện nay, cái nôi của đồ hoạ hay mỹ thuật ứng dụng vẫn là trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, Khoa Mỹ thuật Công nghiệp (ĐH Kiến trúc TP.HCM, ĐH Kiến trúc Hà Nội) và một số cơ sở khác như Khoa Tạo dáng – Viện ĐH Mở Hà Nội, ĐH Tôn Đức Thắng TPHCM, ĐH Mỹ thuật Đồng Nai…
Đây là những nơi đào tạo bài bản, yêu cầu thi năng khiếu đầu vào. Ngoài ra, còn các trung tâm đào tạo ngắn hạn như Arena của FPT, Aprotrain Arena… Học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, đồng nghiệp, học từ các nguồn khác nhau như Internet, sách báo, tạp chí, diễn đàn… đều là những cách nên thực hiện.

About admin

Check Also

Chiến Lược Nội Dung: Chìa Khóa Chinh Phục Khách Hàng Thế Hệ Mới

Chiến Lược Nội Dung: Chìa Khóa Chinh Phục Khách Hàng Thế Hệ Mới Trong thời …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *