Home / Khách hàng / Hệ thống nhận diện thương hiệu là gì?

Hệ thống nhận diện thương hiệu là gì?

Hệ thống nhận diện thương hiệu là gì?

Khi mà Thương hiệu được cảm nhận bằng lý trí và tình cảm. Những đặc điểm nhận diện hữu hình của Thương hiệu được tác động trực tiếp đến xúc cảm của con người, tạo nên sự hình dung một cách rõ ràng và dễ hiểu nhất về Thương hiệu. Đây được xem là cách “ngắn nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất ” đối với những chiến lược truyền thông Thương hiệu.

 

alt

 

Hệ thống nhận diện Thương hiệu được bắt đầu bằng tên (Brand name) và Biểu trưng (Logo) Thương hiệu, nó được xây dựng dựa trên sự kết hợp của nhiều yếu tố mang tính đồng bộ và nhất quán của Thương hiệu, từ những ứng dụng cơ bản nhất trong kinh doanh là tấm Danh thiếp cho đến một website hay một chiến lược quảng cáo rầm rộ. Hệ thống nhận diện Thương hiệu làm tăng thêm nhận thức về Thương hiệu, xây dựng tính ổn định và vị thế của Doanh nghiệp trên thương trường

Hệ thống nhận diện Thương hiệu hiệu mạnh phải có một ý tưởng cụ thể, khác biệt, dễ nhớ, đáng tin cậy, uyển chuyển, linh động và phải thể hiện được một bản sắc Văn hóa riêng. Điều cần thiết để phát huy tính hiệu quả của một HTND Thương hiệu là tính đại chúng.

Hệ thống nhận diện Thương hiệu là một công cụ quảng bá Thương hiệu hữu hiệu, nó là một tài sản cần phải được chăm sóc, quản trị và đầu tư một cách sâu rộng và dài lâu.

“Một Thương hiệu mạnh phải có một Hệ thống nhận diện Thương hiệu mạnh”

 

 Tại sao phải đầu tư một Hệ thống nhận diện Thương hiệu?

Cho đến nay, hệ thống nhận diện Thương hiệu đã giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển tổng thể của Thương hiệu, nó cho thấy một sự đầu tư nghiêm túc, chuyên nghiệp, dễ dàng được chấp nhận về mặt nhận thức và nó trở nên một phần của văn hóa Công ty.

Cốt lõi của một Hệ thống nhận diện Thương hiệu là tính nhất quán, trong đó Biểu trưng là xuất phát điểm của Hệ thống nhận diện Thương hiệu. Thông qua nó, người tiêu dùng sẽ dễ dàng nhận biết sản phẩm hay các yếu tố nhận dạng hữu hình của thương hiệu. Như vậy, một Biểu trưng thương hiệu là khơi nguồn của mọi cảm xúc thương hiệu tác động đến người tiêu dùng.

 

alt

 

Một Hệ thống nhận diện Thương hiệu tốt phải thể hiện sự khác biệt một cách rõ ràng với những Thương hiệu khác. Sự khác biệt càng rõ ràng thì nhận thức càng cao và thông qua nó người tiêu dùng có sự liên tưởng tức thì đến Thương hiệu. Hệ thống nhận diện Thương hiệu được xây dựng dựa trên những yếu tố thiết kế đồ họa, từ một website cho đến bao bì sản phẩm những thiết kế đều làm nên sự khác biệt  rõ ràng nhất.

 Không phải tự nhiên mà những Thương hiệu lớn trên thế giới đều có giá trị lên đến hàng chục tỷ đô la, nó liên tục xuất hiện trên những tạp chí thương mại và trở thành những bài học xây dựng Thương hiệu đắt giá. Trong khi Thương hiệu được định giá lên đến hàng tỷ đô la thì có một thực tế mà chúng ta phải thừa nhận là Hệ thống nhận diện Thương hiệu là một tài sản nội tại của Thương hiệu, nó góp một phần quan trọng cho cái giá trị tài chính mà Thương hiệu đạt được.


Những lý do thuyết phục để đầu tư một Hệ thống nhận diện Thương hiệu.

  • Người tiêu dùng nhận biết và mua sản phẩm dễ dàng.

  • Dễ dàng cho việc xây dựng tài sản Thương hiệu.

Người tiêu dùng là bất cứ ai, những người có nhu cầu liên quan đến những sản phẩm mà họ cần mua, không phân biệt địa lý, ngôn ngữ, tuổi tác, tầng lớp xã hội.

Một Hệ thống nhận diện Thương hiệu tốt sẽ mang tính thuyết phục và hấp dẫn cao, nó giới thiệu một hình ảnh Thương hiệu chuyên nghiệp, khác biệt và dễ nhận biết đối với Người tiêu dùng, đó là điều tạo nên sự thành công. Hệ thống nhận diện Thương hiệu còn mang đến cho người tiêu dùng những giá trị cảm nhận về mặt lý tính (chất lượng tốt, mẫu mã đẹp…) và cảm tính (Chuyên nghiệp, có tính cách, đẳng cấp…), nó tạo một tâm lý mong muốn được sở hữu sản phẩm.

  • Thuận lợi hơn cho lực lượng bán hàng.

     

alt

 

 

Mọi hoạt động thương mại dù lớn hay nhỏ đều là bán hàng, những yếu tố mà chúng ta gọi là “chiến lược” thực chất đều nhằm thúc đẩy cho việc bán hàng được tốt hơn.

 

Một Hệ thống nhận diện Thương hiệu chiến lược phải biết tập trung vào người tiêu dùng, nó mang giá trị, thông điệp mạnh mẽ nhất của công ty tấn công vào nhận thức của người tiêu dùng. Sự nhất quán của Hệ thống nhận diện Thương hiệu và việc sử dụng đồng bộ các phương tiện truyền thông sẽ làm cho mối quan hệ giữa mua và bán trở nên dễ dàng và gần gũi hơn. Giờ đây người tiêu dùng mua sản phẩm một cách chủ động, họ tự tin ra quyết định mua hàng bởi vì họ tin vào Thương hiệu cũng như những giá trị ưu việt mà Thương hiệu mang đến cho họ.

 

Mục tiêu của tất cả các công ty là tạo ra giá trị cổ tức, Danh tiếng của Thương hiệu là một trong những tài sản giá trị nhất của công ty. Thành công của một Thương hiệu phụ thuộc rất lớn vào việc xây dựng nhận thức cộng đồng, củng cố danh tiếng và tạo dựng những giá trị. Một HTND Thương Hiệu mạnh sẽ giúp xây dựng nhanh chóng tài sản Thương hiệu thông qua sự tăng trưởng về mặt nhận thức, sự hiểu biết, lòng trung thành của người tiêu dùng đối với Thương hiệu, nó làm cho giá trị Thương hiệu tăng trưởng một cách bền vững. Tài sản Thương hiệu đang được xây dựng và tăng trưởng từng giờ ngay cả khi ta đang ngủ.

 

1. Tại sao doanh nghiệp cần có HTND Thương hiệu

HTND Thương hiệu là một công cụ để quảng bá Thương hiệu hữu hiệu, nó là một tài sản cần phải được chăm sóc, quản trị và đầu tư một cách sâu rộng và dài lâu.

alt

a. Người tiêu dùng nhận biết và mua sản phẩm dễ dàng.

Một HTND Thương hiệu tốt sẽ mang tính thuyết phục và hấp dẫn cao, nó giới thiệu một hình ảnh Thương hiệu chuyên nghiệp, khác biệt và dễ nhận biết đối với Người tiêu dùng, đó là điều tạo nên sự thành công. HTND Thương hiệu còn mang đến cho người tiêu dùng những giá trị cảm nhận về mặt lý tính (chất lượng tốt, mẫu mã đẹp…) và cảm tính (Chuyên nghiệp, có tính cách, đẳng cấp…), nó tạo một tâm lý mong muốn được sở hữu sản phẩm.

b. Thuận lợi hơn cho lực lượng bán hàng.

Sự nhất quán của HTND Thương hiệu và việc sử dụng đồng bộ các phương tiện truyền thông sẽ làm cho mối quan hệ giữa mua và bán trở nên dễ dàng và gần gũi hơn. Giờ đây người tiêu dùng mua sản phẩm một cách chủ động, họ tự tin ra quyết định mua hàng bởi vì họ tin vào Thương hiệu cũng như những giá trị ưu việt mà Thương hiệu mang đến cho họ

c. Tác động vào giá trị công ty

Tạo cho cổ đông niềm tin, dễ dàng gọi vốn đầu tư, có nhiều thế mạnh trong việc nâng cao và duy trì giá cổ phiếu. Danh tiếng của Thương hiệu là một trong những tài sản giá trị nhất của công ty. Thành công của một Thương hiệu phụ thuộc rất lớn vào việc xây dựng nhận thức cộng đồng, củng cố danh tiếng và tạo dựng những giá trị. Một HTND Thương hiệu mạnh sẽ giúp xây dựng nhanh chóng tài sản Thương hiệu thông qua sự tăng trưởng về mặt nhận thức, sự hiểu biết, lòng trung thành của người tiêu dùng đối với Thương hiệu, nó làm cho giá trị Thương hiệu tăng trưởng một cách bền vững.

d. Tạo niềm tự cho nhân viên của công ty

e. Tạo lợi thế cạnh tranh

Tạo được các thế mạnh khi thương lượng với nhà cung ứng, nhà phân phối về giá cả, thanh toán, vận tải,…

f. Giảm chi phí quảng cáo và khuyến mãi.

Vai trò hiệu quả, HTND Thương hiệu tạo ra ấn tượng tốt về sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp thông qua tính chuyên nghiệp, thống nhất và cộng hưởng sẽ tạo ra hình ảnh một thương hiệu lớn mạnh, giá trị đối với khách hàng và công chúng

2. Điều gì nếu không có HTND Thương hiệu

alt

Chỉ số nhận biết thương hiệu hay mức độ nhận biết của người tiêu dùng về công ty và sản phẩm hay dịch vụ của công ty sẽ thấp.

Không có khả năng đưa thương hiệu lên vị trí nhớ đầu tiên trong tâm trí người tiêu dùng, giúp khách hàng nhận ra và nhớ đến mỗi khi cần.

Không tạo ra được đội ngũ khách hàng trung thành, thậm chí tạo nguy cơ mất khách hàng về tay một thương hiệu khác có ấn tượng mạnh hơn nơi tâm trí khách hàng.

Cảm nhận của khách hàng vè chất lượng, giá bán sẽ bất lợi cho sản phẩm.

3. Quy trình xây dựng HTND Thương hiệu

Bước 1: Nghiên cứu – Phân tích và Lập Chiến lược Thương hiệu

Một Dự án Xây dựng HTND Thương hiệu luôn bắt đầu bằng những nghiên cứu về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và khách hàng từ đó những ý tưởng sáng tạo được hình thành, như:

    * Thuộc tính thương hiệu: bao gồm tên gọi , biểu tượng (logo), màu sắc đặc trưng , kiểu chữ, bố cục và các yếu tố khác.
    * Lợi ích thương hiệu: bao gồm cả lợi ích lý tính và cảm tính mà thương hiệu mang đến cho người tiêu dùng.
    * Niềm tin thương hiệu: là những lý do mà Người tiêu dùng có thể tin tưởng rằng thương hiệu có thể mang đến những lợi ích nói trên.
    * Tính cách thương hiệu: là tính cách, vẻ ngoài của thương hiệu.
    * Tính chất thương hiệu: tóm tắt yếu tố tạo sự khác biệt, thường được sử dụng như khẩu quyết tiếp thị. 

Kết quả cuối cùng của bước 1 là Định hướng chiến lược của Dự án. Tất cả những ý tưởng, hình ảnh, thông điệp,.. đều xoay quanh định hướng này cho đến khi hoàn tất Dự án.

Bước 2: Thiết kế

Những thiết kế cơ bản hoàn tất sẽ được thuyết trình với Khách hàng và sẽ được điều chỉnh để chọn ra mẫu thích hợp nhất. Mẫu được chọn là xuất phát điểm cho việc triển khai toàn bộ những hạng mục thiết kế của Dự án.

Bước 3: Thực hiện công việc Đăng ký Bảo hộ Hệ thống Nhận diện

Bước 4: Áp dụng Hệ Thống Nhận Diện

Toàn bộ hạng mục thiết kế của Dự án được thiết kế theo từng nhóm cơ bản. Các thiết kế hoàn tất bao gồm tất cả những yếu tố thiết kế về kiểu dáng, màu sắc, chất liệu và cả những tư vấn cho Khách hàng trong việc đưa vào sản xuất thực tế. Hỗ trợ Khách hàng trong việc chọn lựa nhà cung ứng và giám sát trong quá trình sản xuất. 

 

 

Brand name – Tên thương hiệu:

Là cụm từ để khách hàng xác định công ty, sản phẩm hay dịch vụ của công ty.

Tên thương hiệu cần tỏ ra mạnh mẽ, độc đáo, liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, làm lay động giác quan người nghe/đọc, có khả năng thu hút sự quan tâm rộng rãi, đồng thời phải có âm sắc lôi cuốn. Tên thương hiệucần phải xuất hiện bất ngờ trong suy nghĩ của người tiêu dùng, khi họ sắp ra những quyết định mua sắm, nếu không, cái tên đó hoàn toàn vô dụng.

  

alt

 

 

 

Logo: 

Là một chữ, một biểu tượng hay một hình ảnh đồ họa có thể phân biệt được công ty hoặc sản phẩm khi sử dụng thương hiệu trong quá trình giao tiếp.

 Ngay như hình ở trên chúng ta thấy, đó chính là google, google đã đồng nhất từ tên thương hiệu tới cả logo giới thiệu.

 Đôi khi logo không chỉ đơn giản là những chữ cái hoặc hình vẽ mà chúng còn là một thực thể không thể tách rời trong việc liên tưởng đến thương hiệu. Bao gồm thành phần cơ bản của biểu tượng (Logo), font chữ của logo, sự bố trí và phối hợp màu sắc của logo, tỷ lệ kích thước chuẩn của logo.

alt

Danh thiếp (Name card): 

Khi tiến hành thiết kế và in ấn name card phải chú ý đến màu sắc (Thể hiện và làm nổi bật được màu sắc đặc trưng của biểu tượng (Logo). Thông tin đầy đủ, thiết kế đơn giản, sang trọng, đầy đủ thông tin về công ty nhưng không quá nhiều sẽ làm người nhận cảm thấy rối mắt.

alt

 

Website:

 Là một yếu tố không thể thiếu trong bộ nhận diện thương hiệu của một công ty trong thời đại công nghệ phát triển. Thể hiện đẳng cấp của doanh nghiệp qua cách trình bày website, bố trí thông tin, cách phối hợp màu sắc chủ đạo của website và biểu tượng (Logo) của công ty. Giúp doanh nghiệp thể hiện rõ nétthương hiệu của mình không bị bỏ rơi lại phía sau cánh cửa công nghệ thông tin hiện đại. Tên miền cũng chính là thương hiệu của công ty trên Internet.

alt

Cách trang trí văn phòng trụ sở, cơ quan nơi làm việc cũng góp phần tạo nên một yếu tố để nhận diện về thương hiệu. Từ bảng hiệu, Banner cho đến các vật dụng cho văn phòng như bìa tài liệu, bao thư, bút viết, đĩa CD… có in biểu tượng (Logo) trên đó sẽ góp phần tạo ra một hệ thống nhận diện thương hiệu chặt chẽ và xuyên suốt.


 Lập chiến lược thương hiệu cho công ty mới thành lập

alt

 

1. Nghiên cứu thị trường.

– Nghiên cứu các hình thức kinh doanh, giá cả và chất lượng phục vụ, đánh giá điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của các đối thủ để đưa ra những dự báo chiến lược và khả năng cạnh tranh của thương hiệu cung cấp dịch vụ mà công ty bạn muốn bước vào.
– Nghiên cứu những ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, yếu tố chủ quan đến hoạt động của thương hiệu mà công ty bạn khai thác trong 12 tháng tiếp.
2. Định hướng hoạt động kinh doanh trong quá trình khởi tạo.

– Định hướng quy mô kinh doanh dựa trên khả năng đầu tư ban đầu và khả năng tái đầu tư trang thiết bị.
– Định hướng nguồn khách hàng mục tiêu, về khả năng tổ chức hoạt động kinh doanh khả thi.

3. Lập phương án tổ chức hoạt động trong quá trình khởi tạo.

– Lập phương án kinh doanh khả thi ngắn hạn và dài hạn.
– Lập bảng dự trù nguồn khách và ngân sách hoạt động.
– Lập phương án marketing từng giai đoạn.
– Lập phương án cơ cấu tổ chức nhân sự.
– Lập phương án tuyển dụng và đào tạo nhân sự từng giai đoạn.
– Lập phương án quỹ lương và hình thức trả lương.
– Lập phương án bổ sung phần mua sắm trang thiết bị cần thiết cho việc quản lý và điều hành.

4. Phương án kinh doanh trong quá trình khởi tạo.

– Nhiệm vụ và mục tiêu ngắn và dài hạn.
– Phân tích điểm mạnh, yếu và cơ hội, thách thức.
– Lập cơ cấu nguồn khách hàng mục tiêu cho từng giai đoạn.
– Định hướng khách hàng và tỉ lệ nguồn khách hàng.
– Chiến lược cạnh tranh.
– Cơ cấu menu và chính sách giá cả trong từng thời điểm (cao và thấp).
– Chiến lược xây dựng thương hiệu thông qua chiến lược quảng cáo và các chương trình marketing.
– Quản lý doanh thu và chi phí.

5. Ngân sách hoạt động.

a)  Lập bảng ngân sách năm bao gồm:
– Tỉ lệ khách hàng/mua sản phẩm/ngày/tháng theo từng giai đoạn.
 – Doanh thu/ngày/tháng/năm. 
– Tổng chi phí: chi phí hoạt động, chi phí gián tiếp, chi phí quản lý, chi phí không hoàn lại, chi phí khấu hao, chi phí lãi vay ngân hàng.
b)  Lập bảng ngân sách hoạt động theo kế hoạch 06 tháng, 01 năm.
c)  Bảng dự trù nguồn khách trong tương lai.

6. Chiến lược marketing trong quá trình khởi tạo.

– Xây dựng chiến lược marketing theo từng thời kỳ cụ thể theo kế hoạch ngắn hạn và dài hạn.
– Chiến lược marketing phải đảm bảo việc định vị thương hiệu, nâng cao nguồn thu, duy trì hình ảnh, liên kết đối tác lâu dài thông qua các hợp đồng hợp tác khả thi, chất lượng phục vụ, giá cả cạnh tranh.
– Kế hoạch sẽ được trình ký trước khi tiến hành.

7. Cơ cấu tổ chức nhân sự.

Ra các quy chế, quy định và hướng dẫn thi hành.
+ Nội quy lao động.
+ Sổ tay nhân viên.
+ Quy định về tuyển dụng, bổ nhiệm, chuyển vị trí và sa thải.
+ Quy định về khen thưởng, kỷ luật và quyền lợi nhân viên.
+ Quy định về an ninh, bảo vệ.
+ Hướng dẫn thi hành các quy định khác từ bộ phận quản lý.

8. Tuyển dụng.

– Căn cứ theo tình hình thực tế và cơ cấu nhân sự được phê duyệt lên danh sách các vị trí cần tuyển dụng, các yêu cầu chung.
– Lập ngân sách dành cho việc tuyển dụng bao gồm chi phí và các khoản chi phí liên quan.

9. Đào tạo trong quá trình khởi tạo.

– Lên phương án phát triển và đào tạo nâng cao theo mô hình hoạt động.
– Việc đào tạo là yêu cầu bắt buộc trong thời điểm đầu tiên và tiến hành từng phần nâng cao trong suốt quá trình vận hành công ty nhằm nâng cao trình độ và đảm bảo nhân viên có đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

10. Điều hành và giám sát trong quá trình khởi tạo.

– Vận hành bộ máy.
– Kiểm soát chi phí.
– Quy định về tài chính.
– Đánh giá nhân sự hàng tháng dựa trên tình hình hoạt động kinh doanh.
– Báo cáo tài chính hàng tháng và đưa ra những quyết định điều chỉnh chính xác và hiệu quả.

 

 pj phân tích, tổng hợp

About admin

Check Also

Autentika Nhận diện thương hiệu

pj sưu tầm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *