Fernando Laposse | Lufa Series – Những sản phẩm từ xơ mướp
Trong khuôn khổ đề án thiết kế tự do của mình tại Central Saint Martins, Đại học Nghệ thuật London,Fernando Laposse thực hiện một chuỗi nghiên cứu về đặc tính của xơ mướp, nhằm tìm kiếm các cách xử lý chất liệu này để ứng dụng nó vào các sản phẩm chức năng.
Nghe đến xơ mướp, chúng ta thường chỉ nghĩ đến các công dụng chà rửa nói chung. Nhưng Laposse muốn đưa vật liệu này ra khỏi phạm vi nhà tắm, cho nó những ứng dụng mới mẻ, để nó có thể một vật dụng có vai trò hữu ích xuyên suốt một gian nhà.
Chiếc đèn có bệ làm từ bê tông trắng đúc khuôn và bột đá hoa
Mướp là loại cây thân leo, có họ hàng với bí đỏ và dưa leo, có thể sản sinh được tối đa 8000 quả trên một hectare đất. Xơ mướp được thu hoạch khi cây già đi và quắt lại – quá trình này chỉ kéo dài 6 tháng. Mướp không đòi hỏi nhiều dưỡng chất từ đất trồng và không để lại rễ khi chết đi, vì thế xơ mướp có thể xem là một lựa chọn sinh thái nếu so với gỗ và gỗ bần.
Để phát triển đề án này, Laposse làm việc với một thợ mộc người địa phương ở thành phố Mexico. Tại đó, anh cho ra đời các mẫu vách ngăn phòng, đèn, bàn uống cà phê, chậu cây… với xơ mướp là một phần vật liệu cấu tạo.
Mỗi mẫu thiết kế trên đây khai thác một hay nhiều đặc tính của vật liệu thiên nhiên này – khả năng cách nhiệt, độ nhẹ, khả năng chống xóc, bề mặt kết cấu, độ trong mờ v.v…
Với bộ sưu tập Lufa, nhà thiết kế người Mỹ đã chế tác xơ mướp bằng nhiều kỹ thuật đa dạng, từ đập dẹp, ép khuôn, đến khâu kết các mảnh xơ lại với nhau, để tạo ra các hình khối như ý muốn. Anh còn kết hợp xơ mướp với những chất liệu khác như xi măng, gỗ, đất nung… cũng như tạo hình từ đất sét và xơ mướp bằng tay.
Chiếc đèn có bệ làm từ bê tông trắng đúc khuôn và bột đá hoa
Chi tiết các lớp xơ mướp
Gỗ phong, thép – Vách ngăn phòng
Trái: Chứng minh độ nhẹ của các vách ngăn, một ưu thế của xơ mướp