>>> Thiết kế và nguồn ngốc bao bì
I. Định nghĩa về thiết kế bao bì.
Là sự kết hợp giữa nguyên liệu, cấu trúc, cách trình bày, hình ảnh, màu sắc và những thành phần khác tạo ra sự thu hút thị giác cho mục đích truyền thông mục tiêu và chiến lược marketing của một thương hiệu hay sản phẩm.
Bạn đừng nghĩ chỉ có việc kinh doanh sản phẩm mới cần đến bao bì. Kinh doanh dịch vụ đòi hỏi sự chuyên nghiệp trong việc đóng gói. Đóng gói một dịch vụ nghĩa là thiết kế bao bì như một giỏ xách, một túi đựng brochure, profile, bảng báo giá của dịch vụ bạn đang kinh doanh. Thiết kế bao bì dịch vụ đòi hỏi sự tinh tế hơn vì người dùng rất cần nhiều thông tin để họ hiểu về dịch vụ, một khi họ đã hiểu rõ dịch vụ thì cơ hội bán được dịch vụ rất cao.
Bao bì thường có hai loại là: Bao bì trực tiếp và bao bì ngoài.
– Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hoá, tiếp xúc trực tiếp với hàng hoá, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hoá.
– Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng hoá có bao bì trực tiếp.
II. Vì sao phải thiết kế bao bì?
Vai trò của bao bì ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc xây dựng một thương hiệu mạnh và nhất quán. Bao bì không chỉ có tác dụng bảo vệ, mô tả và giới thiệu sản phẩm mà nó còn chứa đựng rất nhiều nhân tố tác động đến khách hàng và việc quyết định lựa chọn mua hàng của họ.
Bao bì hấp dẫn làm tăng doanh số bán hàng là một điều đã được chứng minh. Khách hàng chỉ quan tâm đến những gì khiến họ yêu mến, thích thú. Bởi vì các sản phẩm của bạn sẽ được đặt cùng với hàng loạt các sản phẩm khác từ các đối thủ cạnh tranh trên cùng một quầy hàng, hãy làm cho chúng trở nên nổi bật.
III. Một số lưu ý khi thiết kế một bao bì có tính ứng dụng tốt.
Để luôn là lựa chọn số một của khách hàng trước những đối thủ cạnh tranh thì đâu là yếu tố chính trong việc xây dựng những yếu tố thành công trong việc thiết kế bao bì?
Trên những nhân tố tác động đến khách hàng khi lựa chọn và so sánh những sản phẩm cùng loại, chúng ta có thể quy ra các yếu tố cơ bản trong việc lựa chọn thiết kế một bao bì thành công về sản phẩm, đẹp về mẫu mã sau.
1. Phối hợp nhất quán:
Đây là tiêu chuẩn cốt lõi của một bao bì thành công. Sự phối hợp nhất quán là phải thể hiện được một phong cách riêng của thương hiệu sản phẩm. Màu sắc, bố cục, phông nền là những yếu tố giúp cho việc nhận dạng hình ảnh thương hiệu nhanh hơn nhiều lần, và giúp cho khách hàng có thể nhớ được những đặc tính riêng của sản phẩm đó, mặc dù họ có thể mua hàng ở nhiều cửa hàng khác nhau.
Một sản phẩm có thể thay đổi màu sắc bao bì theo từng giai đoạn để tạo sự hấp dẫn, nhưng nó phải tuân theo nguyên tắc nhất quán trong việc nhận diện thương hiệu sản phẩm đó.
2. Thật sự ấn tượng
Khi tặng quà cho một ai đó thì việc gói quà đã thể hiện sự tôn trọng đối với người nhận. Một món quà được gói đẹp và chăm chút trước hết đã gây được một ấn tượng ban đầu tốt đẹp đối với người nhận, cho dù chưa biết món quà bên trong như thế nào. Bao bì của sản phẩm cũng vậy, cách thiết kế và đóng gói bao bì cũng đã thể hiện được một phần của sản phẩm bên trong bao bì.
Tính ấn tượng còn đặc biệt có ý nghĩa với những bao bì cao cấp dành cho những sản phẩm sang trọng. Việc thiết kế bao bì cho những mặt hàng đắt giá đòi hỏi phải có sự chọn lựa kĩ từ chất liệu cho đến màu sắc thiết kế., thông qua đó thể hiện được “đẳng cấp” của người mua.
3. Phải nổi bật
Trên một kệ trưng bày không chỉ có sản phẩm của chúng ta mà còn có thể có các sản phẩm khác cùng loại của đối thủ cạnh tranh. Vì vậy sự nổi bật là một yếu tố rất quan trọng để tạo ra sự khác biệt.
Nhà thiết kế phải hiểu rằng sản phẩm sẽ được người tiêu dùng so sánh, nhận định với hàng loạt những sản phẩm khác với rất nhiều phong cách và màu sắc đa dạng. Và để có thể cạnh tranh được, nhà thiết kế phải làm cách nào để sản phẩm của mình sẽ là điểm nhấn giữa một loạt sản phẩm khác.
Muốn làm được điều này đòi hỏi nhà sản xuất đã phải nghiên cứu kĩ thị trường từ bước định vị sản phẩm đầu tiên đến việc xây dựng một hệ thống nhận diện thương hiệu hiệu quả. Khả năng sáng tạo cao cũng sẽ giúp việc thiết kế bao bì tránh được những lối mòn quen thuộc đến nhàm chán của các bao bì ngoài thị trường.
4. Sự hấp dẫn
Trong một số ngành hàng, đặc biệt trong ngành mỹ phẩm, bao bì phải thể hiện được sự hấp dẫn, lôi cuốn, gây thiện cảm và nhấn mạnh các đặc tính của sản phẩm. Bao bì trong những ngành này có thể được xem như một phần của sản phẩm tạo ra những giá trị cộng thêm cho khách hàng.
Sản phẩm được thiết kế dành cho nam giới bao bì phải thể hiện được sự nam tính , khác hẳn với sản phẩm dành cho nữ giới với những đường nét mềm mại quyến rũ.
5. Có thể tái sử dụng
Bao bì thông thường người ta chỉ nghĩ đến việc đựng sản phẩm và sử dụng xong rồi bỏ, rất lãng phí. Vì vậy trong cuộc cạnh tranh ngày nay người ta thường tìm cách thêm giá trị sử dụng cho bao bì. Những chi tiết tưởng chừng nhỏ nhặt đôi khi sẽ là một lợi thế cạnh tranh lớn của sản phẩm so với các đối thủ khác.
Bao bì sữa tắm ngày nay thường có thêm móc để treo trong phòng tắm thuận tiện , hình dáng thon để cầm nắm được dễ dàng. Nắp đậy của của những chai Comfort làm mềm vải có thêm chức năng làm mức đo lượng sử dụng.
Hộp bánh kẹo bằng thiếc rất sang trọng và khi dùng hết có thể sử dụng làm hộp đựng linh tinh.Tất cả những điều này giúp cho sản phẩm trở nên thông dụng và phù hợp hơn trong đời sống hàng ngày của người tiêu dùng.
6. Có chức năng bảo vệ nền tản
Đã là bao bì thì luôn phải có chức năng bảo vệ sản phẩm bên trong. Tuy nhiên không thiếu những bao bì đã không xem trọng chức năng này. Bao bì phải được thiết kế làm sao bảo vệ được sản phẩm bên trong một cách an toàn nhất.
Người ta ưa thích dùng bao bì kín hoặc hút chân không để giúp cho sản phẩm để được lâu hơn. Bao bì dành cho thực phẩm và đồ uống phải đáp ứng được những tiêu chuẩn bắt buộc trong việc bảo đảm chất lượng sản phẩm.
7. Một thiết kế hoàn chỉnh
Yếu tố này giúp cho việc thiết kể kiểu dáng bao bì phù hợp với sản phẩm bên trong của nó và điều kiện sử dụng sản phẩm đó. Bao bì phải thích hợp với việc treo hoặc trưng bày trên kệ bán hàng, có thể dễ dàng để trong hộp carton. Bao bì dành cho thức ăn phải để được vào tủ lạnh vừa vặn và không tốn không gian.. Bút viết dành cho trẻ em phải khác với bút viết dành cho nguời lớn. Bút để kẹp trên áo khác với bút cất trong cặp.
Rất nhiều yếu tố mà khách hàng quan tâm cần phải được nhà thiết kế xem xét một cách tỉ mỉ để tạo cho bao bì một sự hoàn thiện tránh mọi khuyết điểm không đáng có. Sẽ có sự lựa chọn nên nhấn mạnh điểm nào giữa sự tiện lợi, sự nổi bật hay sự đa dụng để tạo ra sự hoàn chỉnh cho sản phẩm.
8. Cảm nhận qua các giác quan
Một bao bì tốt phải thu hút được sự cảm nhận tốt của người tiêu dùng về sản phẩm thông qua việc nhìn ngắm, săm soi và sờ mó vào sản phẩm.
Chúng ta thường ít chú ý đến xúc giác của người tiêu dùng mà thường chỉ nhấn mạnh vào yếu tố bắt mắt. Nhưng xúc giác lại có vai trò quan trọng trong việc cảm nhận về kích cỡ, kết cấu sản phẩm, chất liệu bao bì và từ đó ảnh hưởng đến việc nhận xét chất lượng sản phẩm.
9. Kết luận cho một thiết kế bao bì tốt.
Chúng ta không thể bỏ qua một yếu tố nào trong những yếu tố trên vì nó sẽ làm mất đi một lợi thế không nhỏ so với đối thủ cạnh tranh. Việc áp dụng những yếu tố này còn đỏi hỏi phải tìm hiểu kĩ nhu cầu và đối tượng khách hàng hướng đến.
Xác định được đâu là nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng đối một sản phẩm và đối với bao bì sản phẩm sẽ giúp cho việc định hướng và thiết kế được nhanh hơn và hiệu quả hơn.
IV. Một số quy định của nhà nước về thiết kế bao bì:
– Phải thể hiện những thành phần bên trong sản phẩm đó, ngày sản xuất, hạn sử dụng.
– Cần phải có thông tin liên hệ đến doanh nghiệp để tạo sự tin tưởng
– Cần có định lượng hàng hóa trên bao bì gồm: khối lượng tịnh, thể tích thực, kích thước thực hay số lượng
– Phải có ngày sản xuất và hạn sử dụng.
– Nêu rõ xuất xứ hàng hóa
– Thể hiện thành phần định lượng của nguyên liệu, phụ gia nếu có
– Phải có hướng dẫn sử dụng và hướng dẫn bảo quản
– Logo, tên sản phẩm nằm ở 5 mặt của bao bì, kèm theo một câu slogan của sản phẩm.
– Thiết kế vị trí mở bao bì khi sử dụng
– Nhãn hàng hóa phải được gắn trên bao bì. Nếu không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn
V. Một số nội dung quy định về việc thể hiện trên bao bì
Cũng túy vào các mặt hàng khác nhau mà cách thể hiện và nội dung in ấn trên bao bì cũng khác nhau. Sau đây là một số quy định chung đối với các mặt hàng điển hình:
– Bao bì lương thực: định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng
– Bao bì thực phẩm: định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần định lượng, thông tin cảnh báo vệ sinh an toàn
– Bao bì đồ uống (trừ rượu): định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần định lượng, thông tin cảnh báo vệ sinh an toàn
– Bao bì rượu: định lượng, hàm lượng ethanol, hướng dẫn bảo quản (đối với rượu vang)
– Bao bì thuốc, dược phẩm dùng cho người: định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần định lượng, thông tin cảnh báo vệ sinh an toàn hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản
– Bao bì vật tư trang thiết bị y tế: định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần định lượng, thành phần thông số kỹ thuật, thôngn tin cảnh báo vệ sinh an toàn, hướng dẫn bảo quản
– Bao bì mỹ phẩm: định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần định lượng, thành phần thông số kỹ thuật, thôngn tin cảnh báo vệ sinh an toàn, hướng dẫn bảo quản
– Bao bì đồ chơi trẻ em: thành phần, thông số kỹ thuật, thông tin cảnh báo vệ sinh an toàn, hướng dẫn sử dụng
– Bao bì sản phẩm giày da, dệt may: thành phần hoặc định lượng, thông số kỹ thuật, thông tin cảnh báo vệ sinh an toàn, hướng dẫn sử dụng
– Bao bì giấy bìa các tông: định lượng, tháng sản xuất, thông số kỹ thuật
– Bao bì đồ dùng giảng dạy, học tập: định lượng, thông số kỹ thuật
– Bao bì dụng cụ thể dục thể thao: định lượng, tháng sản xuất, thành phần, thông số kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng
– Bao bì đồ gỗ: thành phần, thông số kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản
– Bao bì sản phẩm sành sứ thủy tinh: thành phần, thông số kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản
– Bao bì sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ: thành phần thông số kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản
– Bao bì sản phẩm điện, điện tử: định lượng. tháng sản xuất, thông tin kỹ thuật, thông tin cảnh báo an toàn, hướng dẫn sử dụng, bảo quản
– Bao bì hóa chất: định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần hoặc định lượng