I. INFOGRAPHIC LÀ GÌ?
Infographic hay còn gọi là thiết kế đồ họa thông tin là dạng thức thể hiện các thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức bằng hình ảnh trực quan. Những thiết kế này cung cấp những thông tin phức tạp qua thiết kế dưới dạng ngắn gọn, rõ ràng bằng ký hiệu, biểu tượng, bản đồ, các bài viết kỹ thuật. Với thông tin dạng đồ họa, các nhà khoa học, nhà toán học, những người làm công tác thống kê có thể truyền đạt các ý tưởng, khái niệm một cách rõ ràng, hiệu quả và đầy đủ.
II. QUY TRÌNH
Điều làm infographic thu hút nhiều dân thiết kế, các thương hiệu chính là nó không giới hạn về phương thức trình bày, có thể là hình ảnh, video clip mà cũng có thể dạng website kèm hiệu ứng. Với người xem, infographic được yêu thích nhờ rất ít chữ nhưng lại đầy đủ nội dung cần biết, hình ảnh minh họa phong phú, đẹp mắt. Tuy nhiên, làm một infographic đạt được các tiêu chuẩn đẹp, đủ, dễ hiểu thì không hề đơn giản.
Để làm infographic, bạn có thể sử dụng nhiều phần mềm đồ họa khác nhau, thông dụng có thể kể đến: “bộ sậu nhà Adobe” Photoshop, Illustrator, After Effects, hoặc Inkscape, CorelDraw… . Ngoài ra còn có ứng dụng online như: Piktochart, Infogr.am. Qui trình làm thông thường bao gồm:
1. Xác định chủ đề infographic là gì? Chủ đề infographic nhìn chung vô cùng mênh mông như biển, đại loại trên đời có thứ gì đều làm được hết. Từ cái quen thuộc như công nghệ:
..…. đến con chó, con mèo …
hay chuyện ăn uống, cà phê, cà pháo…
Vì vậy mới nói, không thiếu chủ đề để bạn làm infographic, quan trọng là bạn có nghĩ ra hay không? Và có làm nó trở nên thú vị, hay ho và thu hút người xem không?
2.Thu thập tài liệu: sau khi xác định chủ đế, bạn có thể tìm kiếm thông tin trên Internet, sách báo hoặc các nguồn khác nhau. Wiki và Google là hai người bạn thân luôn sẵn sàng mở rộng vòng tay giúp đỡ chúng ta 😉
3.Lên ý tưởng: việc làm này giúp bạn có thể dễ dàng chọn lọc được từ ngữ, số liệu cũng như hình ảnh phù hợp cho infographic. Ở bước này, bạn cũng có thể phác thảo sơ bố cục trước. Nếu infographic dạng video clip hoặc website thì bạn phải chuẩn bị kịch bản để không bối rối khi làm.
Hãy chọn cách lên ý tưởng bằng giấy và bút để mọi việc nhanh, dễ dàng và dễ phát huy hơn
4. Chọn lọc thông tin: dựa trên ý tưởng, bố cục, bạn cần lọc lại từ nguồn tài liệu những từ ngữ, số liệu cần thiết.
Đừng quên “Less is more”. Vì nếu người ta thích đọc chữ thì thà lên wiki cho nhanh, họ chọn infographic của bạn vì những điều khác biệt cơ mà.
5.Thực hiện infographic: “nguyên liệu” đã có gần như đầy đủ, bạn có thể bắt tay vào “chế biến” và kèm thêm những hình ảnh minh họa phù hợp. Được ưa chuộng hơn cả là hình ảnh dạng vector hoặc icon đơn sắc giúp người xem tập trung vào thông hơn. Với những con số cần thể hiện biểu đồ, hãy cân nhắc xem nên sử dụng loại nào thích hợp. Màu sắc sử dụng trong infographic rất quan trọng, tùy đối tượng người xem, chủ đề mà lựa chọn màu sắc cho phù hợp.
6. Quảng bá, chia sẻ: điểm đến cuối cùng của infographic chính là cộng đồng, bạn có thể chia sẻ lên MXH như Facebook, Twitter, Pinterest hoặc cộng đồng infographic như visual.ly, dailyinfographic…
III. Ý NGHĨA CỦA INFOGRAPHIC
– Infographic có thể đáp ứng cho dân sinh, quân sự hay kinh tế, vai trò của Infographic ngày nay rất quan trọng, sự trực quan của nó có thể thay thế mọi ngôn ngữ giúp cho người dùng tiếp cận chính xác thông tin muốn tìm hiểu.
IV. LƯU Ý KHI THIẾT KẾ
– Mẫu thiết kế infographic phải chính xác. Điều này là hiển nhiên, nhưng có một mẹo thậm chí còn quan trọng hơn nhờ sự phổ biến của infographics ngay bây giờ. Nếu bạn không chắc chắn về thông tin, hãy làm các cuộc khảo sát, nghiên cứu, và nếu bạn không thể xác minh được, hãy loại bỏ nó.
– Mẫu thiết kế infographic phải hấp dẫn và dễ dàng để đọc. Ấn tượng đầu tiên là tất cả mọi thứ với infographic. Nếu ai đó không có thể đọc các thông tin hoặc không thích giao diện và cảm thấy, họ ít có khả năng chia sẻ các infographic này.
– Mẫu thiết kế infographic phải truyền tải một thông điệp, hãy nói cho mọi người nghe một câu chuyện, hoặc các báo cáo có trên thực tế. Infographics là một cách tuyệt vời để truyền đạt về bất kỳ nội dung nào, đặc biệt là nếu nó liên quan đến việc thống kê hoặc về các con số. Các thông tin trên infographic được dễ dàng hóa cho người đọc “tiêu hóa”, thậm chí không có kiến thức về chủ đề này.
– Biến những điều phức tạp trở nên dễ hiểu:một Infographic thật sự tốt phải có khả năng khiến một vấn đề phức tạp như khoa học tên lửa chẳng hạn trở nên thật dễ hiểu, thậm chí một đứa bé 5 tuổi cũng có thể nhìn vào đó và hiểu được nội dung. Điều này tùy thuộc chủ yếu vào nội dung của Infographic, tuy nhiên người thiết kế phải biết cách chọn lọc, nghiên cứu số liệu và thể hiện nó với từ ngữ thật đơn giản. Đừng tham lam, ôm đồm quá nhiều chi tiết trong Infographic của bạn nhé.
– Đơn giản nhưng sáng tạo.
– Có tính thẩm mỹ và bắt mắt.