V/ CÁCH TRÌNH BÀY
Sự phát triển, hình thành logo. Nhiều thay đổi rõ rệt về hình thức, xét về cách trình bày tạm chia thành ba hình thức:
1. Hình thức cổ điển
– Logo của các công ty, tổ chức lâu đời, các hãng rượu bia, các câu lạc bộ bóng đã… Thành lập từ lâu (khoảng giữa thể kỷ 19 đầu thế kỷ 20).
+ Phức tạp về bố cục, màu sắc, đường nét.
+ Thường dùng hình tượng các con thú như: sư tử, cọp… Lấy ý tưởng từ trong câu chuyện thần thoại: ôm lấy cái khiên trên đó vẽ hình tượng trưng công ty, tổ chức đó.
+ Hoặc là hình tượng được thiết kế trong một vòng trọn, tên của tổ chức, công ty được vẽ xung quanh cái vòng tròn ấy (hình thức một huy hiệu).
– Hiệu quả thẩm mỹ không cao, khó nhớ. Khó phân biệt với các logo khác cũng sử dụng hình thức này mang tính thông tin không cao, không thuận lợi trong việc in ấn, quảng cáo.
– Hiện nay, một số logo sử dụng hình thức này mang đường nét, bố cục được tiết giảm hơn hoặc kết hợp với hình thức hiện đại: đưa hình ảnh của công ty đến chúng một cách đáng nhớ.
2. Hình thức hiện đại
– Không có sự bắt buộc, quy định về hình thức bên ngoài như hình thức cổ điển.
– Đòi hỏi một sự đơn giản về hình tượng, tối giản hơn về màu sắc.
– Đường nét không rối rắm, bố cục đẹp mang tính thẩm mỹ cao.
– Gây ấn tượng, hiệu quả thông tin lớn, ưu điểm trong kinh doanh, giao lưu quốc tế.
3. Kết hợp các hình thức cổ điển, hiện đại
– Cổ điển:
+ Sự tinh tế.
+ Sự lãng mạn.
+ Tính chất cổ điển trong hình tượng, nét chữ.
-Hiện đại:
+ Đơn giản.
+ Hiệu quả tăng. Tính thông tin giảm.
Ví dụ:
Logo Coca Cola. Dáng chữ bay bướm, cổ điển. Nét cọ dưới những chữ như biến thành một chữ ky 1. Một sự tinh tế hoàn hảo. Đồng thời, nét cọ tạo thành sợi ruban xoắn, một không gian ba chiều sẽ được dựng lên, mênh mang, lai láng, lãng mạn, tinh tế, hàm súc, gợi cảm.
– Trên thực tế, Mỗi logo có thể kết hợp hình thức này trong hình thức kia tạo nên một sự hấp dẫn riêng biệt.
Tóm lại
– Một logo đẹp, tạo được ấn tượng là:
+ Kết hợp một cách hoàn hảo tất cả những yếu tố về hình thức, hình tượng, màu sắc, kiểu, tên gọi.
+ Kết hợp thành một thể thống nhất, đơn giản mà quyến rũ, gãy gọn và mang tính chất thông tin cao.
+ Tạo nên sự biểu cảm.
VI/ PHƯƠNG PHÁP SÁNG TÁC LOGO
Phương pháp sáng tác logo là quá trình tiếp nhận thông tin từ 1 đơn vị cụ thể nào đó. Nghiên cứu, thiết kế nên một biểu trưng có khả năng tiêu biểu cho đơn vị đó đạt được tính thẩm mỹ, tính thông tin, tính độc đáo, tính khả thi.
1. Thu nhặt dữ liệu, thông tin về đơn vị có yêu cầu sáng tác
– Tên đơn vị.
– Chuyên ngành sản xuất, sản phẩm chính yếu.
– Phạm vi hoạt động.
– Tinh thần chủ yếu của đơn vị mà các công ty muốn trình bày.
– Màu sắc chủ yếu của đơn vị.
– Thu thập các biểu tượng cùng loại.
2. Làm phác thảo
– Phác thảo chỉ đen trắng.
– Chọn ba cái.
– Tim màu ( nhiều phác thảo màu).
– Thể hiện thật:
+ Bìa hồ sơ.
+ Hình logo hoàn chỉnh.
+ Thuyết minh ý nghĩa logo.
+ Hình cấu trúc logo: nét cấu trúc, kích thước.
+ Chữ, phong cách chữ, cách xử lý.
+ Bố cục giữa logo và chữ.
+ Mẫu logo, cấu tạo màu.
+ Một trang logo thu nhỏ đủ cỡ.
+ Tập hồ sơ, giấy văn phòng.
3. Các tiêu chuẩn chấm một logo
-Ý nghĩa của hình tượng.
– Tính đơn giản.
– Tính độc đáo.
– Tính thẩm mỹ.
– Tính khả thi