Home / Uncategorized / Ép buộc nảy sinh sự sáng tạo

Ép buộc nảy sinh sự sáng tạo

Chúng ta thường bị dẫn dắt bởi một ý nghĩ rằng: nếu có nhiều sự tự do hơn, chúng ta sẽ sáng tạo hơn rất nhiều. Không phải chịu bất cứ sự ràng buộc nào? Không bị hạn chế ngân sách! Không bị hạn chế về thời gian!!! Những điều này thật sự quá tuyệt vời!

 

Não bộYeah, điều này đúng.

Nhưng điều tôi muốn nói ở đây, nếu có khó khăn, hãy nắm lấy và cố gắng tìm ra các giải pháp, điều này sẽ khiến sản phẩm của bạn trở nên khác biệt với đám đông còn lại.

Những đòi hỏi ép buộc có thể tạo nên một thiết kế tuyệt vời. Hạn chế, sẽ bắt buộc bạn phải xem xét vấn đề với góc nhìn và cách tư duy mà bạn không hề quen thuộc, cứ như vậy, nó sẽ kích thích bạn tìm hiểu sự rõ ràng hơn mục đích của việc thiết kế, chứ không phải làm suy yếu và cản trở quá trình sáng tạo của bạn.

Vấn đề ở đây là nếu bạn muốn tạo ra một thiết kế hết sức hấp dẫn, hãy chấm dứt phàn nàn về khó khăn bạn gặp phải, mà hãy “nâng niu” nó, làm như vậy, bạn sẽ thấy sự sáng  tạo của mình bừng cháy mạnh mẽ như một ngọn lửa.

Trong suy nghĩ bình thường, con người chúng ta có một vấn đề là bị ảnh hưởng bởi sự chủ quan. Chúng ta tưởng rằng đã nhìn thấy cả vũ trụ khi đứng tại trung tâm của nó.

Bạn là một nhà thiết kế , đừng thiết kế một cách chủ quan. Chúng ta phải thiết kế (và hy vọng các nhà phê bình thiết kế khác) từ một quan điểm khách quan hơn.

Khi thiết kế hoặc phê bình thiết kế, chúng ta phải gạt bỏ những ý kiến chủ quan ra khỏi đầu, đừng vào hùa và có cách suy nghĩ giống những người khác, đôi khi chúng ta phải trở thành những kẻ tàn nhẫn.

 

 

 

Thực Dụng và Cái Đẹp

thực dụng và cái đẹp

Một người thiết kế tốt thường làm việc nhằm giúp các mẫu, chức năng và chất lượng thẩm mỹ của một thiết kế một cách cân bằng.

Chỉ là vì một số thứ nhìn có vẻ tốt nhưng lại vô tác dụng. Và chỉ vì một số thứ thực sự tiện ích nhưng nhìn không đẹp cho lắm.

Chúng ta thường phải thừa nhận, chúng ta sử dụng những gì đang được cho là hào nhoáng, được khen ngợi – hay tệ hơn, một xu hướng thiết kế hiện phổ biến – nhằm che giấu những thứ mà chúng ta đơn giản là không có trong tay một giải pháp độc đáo để giải quyết vấn đề.

Rất dễ dàng để rơi vào cái bẫy của việc tập trung “làm nó đẹp đẽ” mà không cân nhắc mục đích thực của thiết kế. Tại cùng một thời điểm, một người thiết kế nên hiểu rằng thậm chí một sản phẩm vô cùng thực dụng có thể tốt hơn nhờ sự tinh tế, thiết kế đẹp đẽ, trau chuốt và biến một thứ nhàm chán thành một nhiệm vụ đầy hứng thú.

Giải pháp tuyệt nhất sẽ mang lại một thiết kế đẹp và chuẩn mực – thẩm mỹ đi liền chức năng.

 

Những kẻ mơ mộng cả ngày 

Ép buộc nảy sinh sự sáng tạo

 

Người thiết kế là một người có vẻ kỳ lạ: Sáng tạo, ủ rũ, sâu sắc, trí tuệ, kỳ quặc. Nhưng một đặc điểm có thể phân biệt những người thiết kế với người khác là Hành Động.

Họ làm những việc chưa từng xảy ra trước đó. Họ lấy ý tưởng từ trong bộ não và thể hiện nó ra ngoài bằng cách, vẽ, hay một sản phẩm thiết kế.

Không như hầu hết mọi người, họ không chỉ nghĩ về nó. Họ không chỉ brainstorm. Họ không chỉ tưởng tượng thứ gì đó tốt hơn và nói điều đó. Họ còn Hành Động;

 

Họ là những người trong những từ của T.E.Lawrence: Dreamers of day;

“Tất cả chúng ta đều mơ; nhưng không hoàn toàn giống nhau 

Những người mơ trong màn đêm mịt mùng

sâu thẳm trong tâm trí họ

Thức dậy với giấc mơ phù phiếm

Nhưng những kẻ cả ngày mơ mộng thật nguy hiểm

Họ có thể thực hiện giấc mơ của mình với đôi mắt

mở to để biến nó thành hiện thực”

– T. E. Lawrence (aka Lawrence of Arabia) –

 

About admin

Check Also

Những khoảnh khắc vàng trong nhiếp ảnh

Những khoảnh khắc vàng trong nhiếp ảnh

Bạn có thể là một tay máy cừ nhất, nhưng đối với nhiếp ảnh thì …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *