Home / 360° Cafê / cân bằn giữa tư duy sáng tạo và thực tế kinh doanh

cân bằn giữa tư duy sáng tạo và thực tế kinh doanh

Là freelancers trong lĩnh vực sáng tạo, chúng ta phải đối mặt với tình huống kì cục. Đó là sự phối hợp của nghệ thuật (hoặc sáng tạo) và kinh doanh. Chúng ta phải vận dụng hết công suất cả não trái lẫn não phải, mỗi bên với “công lực” và sự tận tụy như nhau hàng ngày.

cân bằn giữa tư duy sáng tạo và thực tế kinh doanh

Là freelancers trong lĩnh vực sáng tạo, chúng ta phải đối mặt với tình huống kì cục. Đó là sự phối hợp của nghệ thuật (hoặc sáng tạo) và kinh doanh. Chúng ta phải vận dụng hết công suất cả não trái lẫn não phải, mỗi bên với “công lực” và sự tận tụy như nhau hàng ngày.

Trên đời này không nhiều công việc trung bình đòi hỏi sự tập trung đến thế ở cả hai lĩnh vực gần như là trái ngược nhau. Nhưng, tôi nhắc lại, chúng ta không phải những con người trung bình.

Để có thể khái niệm hóa tầm nhìn của một khách hàng và biến nó thành a well-crafted piece, bạn phải biết rút ngắn khoảng cách giữa nghệ thuật và lĩnh vực kinh doanh của sự nghiệp freelance của bạn.

Sự thật là, kết hợp và cân bằng nghệ thuật của bạn (cái bạn tạo ra với sự yêu thích mãnh liệt hoặc đam mê) với ý nghĩa kinh doanh phù hợp (bán hàng và tiếp thị nghệ thuật hoặc dịch vụ sáng tạo của bạn tới khách hàng trả tiền) đòi hỏi sự tập trung và nỗ lực.

Bước đầu tiên là phải tìm ra tư duy nào bạn đang có- nghệ thuật hay là kinh doanh, sau đó bạn cần học cách cân bằng tư duy này để đạt được thành công tối đa.

Tư duy sáng tạo
cân bằn giữa tư duy sáng tạo và thực tế kinh doanh

Tôi chắc chắn rằng nhiều người ở đây dính líu tới một người suy nghĩ sáng tạo, một nghệ sĩ, một người thà bỏ cả ngày làm việc với Photoshop (ngay cả khi bạn làm việc đó không công) hơn là lập một chiến lược tiếp thị mới mẻ.

Để lao vào công việc freelance, bạn phải nhìn công việc kinh doanh đơn giản là nơi rộng mở cho bạn áp dụng suy nghĩ sáng tạo vào đó.

Thế nhưng, chúng ta đều biết, làm thế không đem lại cho bạn lợi ích của một lối sống freelance mà bạn mơ tưởng.

Giờ thì bạn nói rằng “nhưng việc kinh doanh không cùng tồn tại với khả năng thiết kế, viết lách, sự tự do sáng tạo của tôi… làm thế nào tôi có thể xuất sắc ở cả hai?”, bạn thử nghĩ mà xem:
Kinh doanh là sáng tạo, miễn là bạn nhìn nhận nó một cách sáng tạo.
Bạn có thể vật lộn với việc quản lí và tiếp thị công việc kinh doanh tự do của bạn khi bạn hoàn toàn có thể thành công.

Để lao vào công việc freelance, bạn phải nhìn công việc kinh doanh đơn giản là nơi rộng mở cho bạn áp dụng suy nghĩ sáng tạo vào đó. Steve Jobs từng có một phát biểu tuyệt vời: “Tài năng nghệ thuật tức là sở hữu sự thấu hiểu những gì chúng ta thấy xung quanh. Tập hợp tất cả chúng lại theo cách chưa ai từng làm và tìm cách thể hiện điều đó tới những người không có được sự thấu hiểu ấy…” Chẳng phải là tập hợp mọi thứ lại và thể hiện ý tưởng nghe cũng giống như công việc kinh doanh sao? Thực tế marketers thấy được mối quan hệ giữa người tiêu dùng (ước mơ của họ, nỗi sợ hãi, phong cách sống) và sản phẩm thỏa mãn được thị trường đó. Sau đó marketers tìm cách để đưa ý tưởng đó ra ngoài.

Tư duy kinh doanh

cân bằn giữa tư duy sáng tạo và thực tế kinh doanh

Lại cũng có những freelancers học hỏi mọi thứ về kinh doanh. Bạn hiểu rằng biết cách quản lí kinh doanh là tối quan trọng đối với một sự nghiệp freelance thành công. Ruột cuộc vấn đề là bạn không phát triển được khả năng sáng tạo, mà đáng lí bạn nên làm thế.
Cái bạn có được trên con đường phấn đấu đạt tới công việc kinh doanh thành công đó là khả năng nhìn thấy tầm quan trọng của nghệ thuật trong thế giới kinh doanh.

Hãy nhớ rằng bạn Là một nghệ sĩ. Ngay cả khi đôi lúc bạn thấy mình vùi đầu vào việc tìm ra cách tiếp thị bản thân mình, hoặc quản lí doanh thu và chi phí đến nỗi khía cạnh nghệ thuật trong bạn bắt đầu cảm thấy bị bỏ rơi. Bạn thực sự được thúc đẩy bởi tài năng sáng tạo. Cái bạn có được trên con đường phấn đấu đạt tới công việc kinh doanh thành công đó là khả năng nhìn thấy tầm quan trọng của nghệ thuật trong thế giới kinh doanh. 

Nghệ sĩ pop Andy Warhol đã sớm nhận thấy mối tương quan này trong sự nghiệp của ông. Ông đã dần dần tạo ra một Nhà máy Nghệ thuật sản xuất hàng loạt. Là một nghệ sĩ và doanh nhân, Warhol có câu nói nổi tiếng “Giỏi trong thương trường là thứ nghệ thuật quyến rũ nhất.” Dù là một cái logo bạn thiết kế để tạo nên thương hiệu kinh doanh hay một blog được chăm sóc kĩ lưỡng gây cảm hứng cho độc giả, bạn hiểu rằng nghệ thuật cần đến công việc kinh doanh để thăng hoa
Hẳn nhiên nghệ thuật và kinh doanh luôn là hai lĩnh vực rất khác biệt, dù cho nó có những điểm tương đồng. Dù gì đi nữa, bạn không thể so sánh hay liên hệ chúng vơi nhau, và đôi lúc, bạn không nên. Thế nhưng vẫn có một yếu tố quan trọng cần trân trọng, dù là freelancer hay doanh nhân. Nghệ thuật và kinh doanh có mục tiêu giống nhau. Đó là, tạo ra và truyền tải một thông điệp gây ảnh hưởng tới con người.
Bây giờ sau khi đã nhận ra bạn phù hợp nhất với tư duy nào, chúng ta cùng xem qua vài cách giúp bạn cân bằng cả hai khía cạnh trên con đường sự nghiệp freelance thành công.

3 cách đơn giản để rút ngắn khoảng cách
cân bằn giữa tư duy sáng tạo và thực tế kinh doanh

+ Viết ra mục tiêu: Tạo một danh sách những mục tiêu sáng tạo/nghệ thuật và một danh sách khác cho mục tiêu kinh doanh. Một ví dụ cho mỗi mục tiêu trên có thể là tạo một trang WordPress của riêng bạn, và tìm thêm nhiều khách hàng.
Phân biệt rõ rang mỗi loại mục tiêu sẽ giúp bạn nhìn thấy bức tranh tổng thể của sự nghiệp freelance của mình. Nhờ đó, bạn thấy mình cần phải làm gì và phân bổ thời gian cho mỗi mục tiêu ra sao.

+ Tiếp cận dưới góc nhìn mới:Tôi không biết bạn như thế nào, nhưng đôi khi, sau vài giờ viết lách, tôi quay lại thế giới khác, thậm chí quên béng kế toán là gì. À, không hẳn thế. Nhưng tôi có nhận thấy là mất quá nhiều thời gian cho một nhiệm vụ sẽ khiến các nhiệm vụ khác trượt khỏi tầm kiểm soát.
Thật là một ý tưởng hay, khi bạn đầu tư thời gian để tiếp thị bản thân (ngay cả khi bạn đang tiệc tùng), lưu giữ sổ sách, và những phận sự khác kiểu như thế. Nếu không thì những nhiệm vụ cấp bách này dần dà sẽ trở nên không đáng quan tâm. Hãy cân bằng thời gian bạn dành cho cả hai, nghệ thuật và kinh doanh.

+ Hợp tác: Chúng ta không giỏi hết ở mọi thứ. Đó là lí do bạn cần học hỏi từ những freelancers khác cũng nhiều như bạn học từ sách và các nguồn trực tuyến khác. Trải nghiệm độc đáo và cụ thể của những freelancers khác sẽ giúp bạn đưa ra câu trả lời tốt nhất cho những câu hỏi bạn đối mặt.

Lướt qua diễn đàn freelance để hỏi giải pháp cho một vấn đề kinh doanh, hoặc tiếp nhận những phản hồi tuyệt vời về sáng tạo cho tác phẩm nghệ thuật của bạn

Vòng tròn của Nghệ thuật và Kinh doanh

Điều thú vị nhất khi là một nghệ sĩ freelance là bạn không đơn thuần sáng tạo dựa trên cảm xúc và cảm hứng. Thay vào đó, bạn thiết kế, viết lách, và phát triển dựa trên yêu cầu và tầm nhìn của khách hàng.

Đấy, nghĩ thử xem nó hay ho thế nào. Thông qua nghệ thuật, chúng ta có thể hỗ trợ việc kinh doanh. Và nhờ kinh doanh, chúng ta tạo ra nghệ thuật. Tất cả những gì bạn cần để thành công là một chút thấu hiểu và những nguồn lực để học cách lấp đầy những khoảng cách.

source: freelanceswtich.com

About admin

Check Also

Photoshop 25 năm

Photoshop | Kỉ niệm sinh nhật đặc biệt 25 năm

  Photoshop là một trong những phần mềm thiết kế phổ biến và nổi tiếng. …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *