Home / Thiết kế sáng tạo / 200 Thời Điểm Đáng nhớ nhất của thiết kế (p3)

200 Thời Điểm Đáng nhớ nhất của thiết kế (p3)

Myspace đổi thương hiệu thành My______. Nhớ lại thời điểm Myspace là ông vua của mạng xã hội với hàng triệu người có thể tạo thông tin, chia sẻ cảm xúc về âm nhạc, thời trang và thiết kế… Nó thậm chí là một nền tảng phổ biến cho các họa sĩ minh họa và nơi chia sẻ sản phẩm.

200 Thời Điểm Đáng nhớ nhất của thiết kế (p3) 

Nhưng kể từ khi Facebook xuất hiện thì nó ngày càng đi xuống. Đợt rebrand của Myspace vào tháng 10/2010 với khoảng “space” mênh mông trở thành cái chết được báo trước của thương hiệu này.

33 Luke Hayman gia nhập tạp chí New York

200 Thời Điểm Đáng nhớ nhất của thiết kế (p3)

Trở thành Giám đốc thiết kế – Design Director của tạp chí New York năm 2004. Luke Hayman nối bước theo Milton Glaser, người có tầm nhìn của ngành xuất bản vào những năm 1970s. Hayman sau đó cũng chuyển qua Pentagram, nơi ông chịu trách nhiệm thiết kế lại tạp chí TIME.

34 Coudal Partners bắt đầu thi Layer Tenis

Cuộc so tài Layer Tenis của Coudal Parter gồm những sự kết hợp, sáng tạo và cạnh tranh, một sự kiện gây chú ý của giới thiết kế từ năm 2001.

Được cung cấp những hình ảnh có sẵn và trong 15 phút cho một lần thể hiện (gọi là “volley”), 2 người sẽ dùng photoshop để xử lý hình ảnh sau đó đưa lên mạng để những người khác bầu chọn ra ai chiến thắng.

35 Nike vượt lên với Better World

200 Thời Điểm Đáng nhớ nhất của thiết kế (p3)

Năm 2010, những nhà thiết kế online Wuedeb+Kennedy đã phá vỡ ranh giới của code với trang Better World cho Nike. Nó gây ấn tượng bởi việc sử dụng hiệu ứng parallax scrolling của HTML5.

36 Vince Frost công bố Frost

Với độ dài 500 trang, năm 2006, Vince Frost xuất bản một cuốn sách nói về những thành tựu thiết kế tốt nhất của mình. Từng là phó giám đốc của Pentagram tại London, ông tự mở Frost Design ở Úc năm 2004.

37 Cắt bỏ – Jen stark

200 Thời Điểm Đáng nhớ nhất của thiết kế (p3) 

Nhà thiết kế sáng tạo người Mỹ, Jen Stark có ảnh hưởng vô cùng lớn với xu hướng thiết kế thủ công (handmade design) năm 2005 với những hình điêu khắc trên giấy. Làm từ các lớp giấy liên tiếp, chúng phát triển thành những dạng địa hình (topographic) đầy màu sắc, làm kinh ngạc tất cả nghệ sĩ toàn thế giới.

38. QuarkXpress 4.0 hiển thị Curves

QuarkXpress là vua khi xuất hiện trong lĩnh vực xuất bản năm 1997, với bản 4.0 giới thiệu Bezier Curves và freehand vector tool để tạo nét, hình dạng và text path, thêm vào đó là clipping paths cho những yếu tố hình ảnh.

39. Haviv gia nhập Chermayeff & Geismar

Bộ đôi nhà thiết kế Chermayeff và Tom Geismar mang tới một luồng sinh khí mới vào tổ chức khi thuê được Sagi Haviv cùng cộng tác. Sagi là người đã học tập được những bí mật thiết kế của họ, và cung cấp những chuyển động (motion) và kỹ năng Digital cho những sản phẩm.

40. Bingo kiếm bộn với Hate Mail

200 Thời Điểm Đáng nhớ nhất của thiết kế (p3) 

Họa sĩ minh họa Mr Bingo với dự án “Hate Mail” đã đạt thành công vượt mong đợi. Rất đơn giản – những người đánh cược (punter) gửi anh ta 10£ kèm theo địa chỉ, sau đó Bingo sẽ vẽ gì đó lên một tấm danh thiếp cũ và viết một tin nhắn khó chịu và gửi lại cho họ.

41. Bạn đã sẵn sàng OFF?

Festival film flash trên mạng (Online Flash Film Festival) là một sự kiện có ảnh hưởng nhất, nó giúp phần chuyển trọng tâm từ thiết kế digital tới nền văn hóa nói chung. Joshua Davis sẽ tham dự sự kiện tại Barcelona cho kỷ niệm 10 năm.

42. Catch me if you can

Với phong cách retro, Kuntzel+Deygas sử dụng những kỹ thuật motion graphic của thập kỷ 60, gây ấn tượng không chỉ với hình dạng bóng đổ (tạo ra bởi ánh sáng chiếu qua một hình dạng có chủ ý), đường nét và những kiểu chữ hiện đại mà còn bởi những chất liệu tinh tế. Các thiết kế này xuất hiện trong các tiêu đề của bộ phim của Spielberg, Catch me if you can.

43 Những Video game có thể được làm bằng tay?

Câu trả lời là Có. Nhà thiết kế Rex Crowle với nền tảng game từ Lionhead Studios, và giúp hoàn thành LittleBigPlantet năm 2008 cảm giác như chất liệu của Brothers Quay animation, với sự vui vẻ và nhịp điệu tốt.

44 Banksy

Họa sĩ đường phố từ Bristol,  Banksy mang lại sự sáng tạo hóm hỉnh bởi nghệ thuật của mình tháng 1/2010.

46 Chơi với Code

200 Thời Điểm Đáng nhớ nhất của thiết kế (p3) 

Paul Neave ra đời trang neave.com năm 1999 như một sân chơi thử nghiệm nơi ông có thể thử nghiệm các dự án với những code chưa từng có, từ ActionScritp thông qua HTML5 và hơn nữa. Nó có nhiều tương tác thú vị, một số trong đó cũng hấp dẫn các khách hàng.

47 Wake up and Smell the Coffee

200 Thời Điểm Đáng nhớ nhất của thiết kế (p3) 

Là một phần của nhóm thiết kế Hipgnosis nổi tiếng bởi sản phẩm cho Pink Floyd và Led Zeppelin trong những năm 1960s và 1970s, Storm Thorgerson tiếp tục đem sự nổi bật và những hình ảnh táo bạo tới các ban nhạc đương đại.

Năm 1999 ông tạo ra bìa Bury the Hatchet cho The Cranberries, và trong năm 2011 là 3 bìa khác nhau cho album của họ, Wake up and Smell the Coffee.

48 Sự logic trong GAP

200 Thời Điểm Đáng nhớ nhất của thiết kế (p3)

Một tuần tồi tệ của GAP khi họ công bố một thiết kế logo mới năm 2010. Khách hàng ngay lập tức sử dụng Facebook, Twitter để nói cho công ty nổi tiếng về quần áo này cảm tưởng của họ.

Thị trường chứng khoán đón nhận làn gió này, và ảnh hưởng tới cổ phần của GAP. Trong khi đó, các nhà thiết kế cho rằng, đồ họa mới nhìn như được làm ra bởi các công cụ miễn phí của Windows 97. Logo cũ trở lại ngay sau đó.

49. Âm nhạc, thiết kế và Lemon jelly

Với vài phần mềm trong tay và một hệ thống mạng kết nối internet, bất cứ nhà thiết kế nào cũng trở nên vô cùng đa năng. Studio thiết kế Airside kết hợp cùng với band Lemon Jelly tạo nên một phòng thiết kế kết hợp với band.

Band thì cung cấp những nhạc phẩm, còn các nhà thiết kế cung cấp những thiết kế ấn tượng, đặc biệt là album Lemonjelly.ky năm 2000.

50. Thương hiệu David Hockney

200 Thời Điểm Đáng nhớ nhất của thiết kế (p3) 

Nghệ sĩ vĩ đại người Anh, David Hockney, người có danh tiếng toàn thế giới bởi các tác phẩm sơn dầu nghệ thuật theo trường phái Pop Abstract (pop siêu thực).

Cho buổi trình diễn của ông vào tháng 1/2012 tại Royal Academy of Arts, London. Harry Pearce từ Pentagram sử dụng những hình ảnh hậu trường của Hockney để làm bức tranh tường trên các biểu ngữ và áp phích quảng cáo cho sự kiện này.

(sưu tầm)

About admin

Check Also

Nghệ thuật sáng tạo từ dây thừng

  Tại Brazil đã tổ chức một buổi triển lãm nghệ thuật của đôi nghệ …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *