Bao bì sản phẩm chính là “người bán hàng” thầm lặng.
Xem thêm:>>> Bao bì ống đồng
Một bao bì bắt mắt sẽ tạo cho doanh nghiệp một ưu thế canh tranh cao về giá trị thương hiệu, sản phẩm tác động trực tiếp đến khách hàng thông qua nhãn mác bao bì, chứ không phải chất lượng sản phẩm. Chính vì yếu tố quan trọng đó mà các doanh nghiệp luôn luôn đặt vấn đề nhãn mác, bao bì sản phẩm lên hàng đầu để tạo giá trị thương hiệu.
Người tiêu dùng quan tâm nhiều đến những sản phẩm có bao bì đẹp, sang trọng, mẫu mã độc đáo. Khi sản phẩm của doanh nghiệp bạn được đặt cạnh những sản phẩm cùng loại khác trên gian hàng trưng bày, hãy làm cho chúng trở nên nỗi bật.
Bao bì là vỏ bọc hoàn hảo của bất kỳ sản phẩm nào. Trước đây bao bì chủ yếu chứa đựng được sản phẩm, Thời gian gần đây yếu tố thị trường cạnh tranh đã làm gia tăng việc in ấn bao bì như một công cụ quảng bá hình ảnh sản phẩm hết sức quan trọng!
Triển khai một bao bì làm sao cho sản phẩm nổi bật và đem lại quyết định cho khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình, gợi ra những phẩm chất của doanh nghiệp, giúp cho người tiêu dùng dễ nhận biết sản phẩm và nhãn hiệu, tạo cho họ sự tin tưởng và an tâm khi lựa chọn sản phẩm.
Quyết định thế nào đúng đắn khi thiết kế mẫu bao bì như kích thước, hình dáng, chất liệu, màu sắc, kiểu chữ và các ký hiệu. Những yếu tố này phải hài hòa để làm nổi bật giá trị sản phẩm, và hỗ trợ cho chúng ta việc định vị chiến lược tiếp thị?.
Sau khi tung ra bao bì mới, doanh nghiệp phải đánh giá kỹ xem nó có hiệu quả về mặt thị hiếu ưa thích của khách hàng và đạt được kỹ thuật không.Trước đây, một mẫu bao bì có thể đứng vững khoảng mười năm thậm chí hai mươi năm rồi mới cần cải tiến. Trong môi trường thay đổi rất nhanh chóng hiện nay, đa số các doanh nghiệp phải xét lại bao bì của mình sau hai hoặc ba năm.
Chính vì yếu tố này mà các công ty lớn, các tập đoàn nước ngoài thường có hẳn một trung tâm sáng tạo nhãn hiệu, thiết kế in ấn bao bì để luôn đưa ra thị trường những sản phẩm với mẫu mã ấn tượng nhất. Với ý nghĩa như vậy, thiết kế bao bì, hộp giấy, nhãn hiệu phải được coi là công đoạn sống còn khi doanh nghiệp muốn tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường.
Bao bì được chia làm hai loại: bao bì kín và bao bì hở
a. Bao bì kín
Loại bao bì kín hoàn toàn được dùng để bao bọc những thực phẩm chế biến công nghiệp, để đảm bảo chất lượng sản phẩm sau quá trình sản xuất và trong suốt thời gian lưu hành trên thị trường cho đến tay người tiêu dùng.
b. Bao bì hở (hay chỉ bao bọc một phần sản phẩm)
Gồm hai dạng :
– Bao bì hở bao gói trực tiếp loại rau quả hoặc hàng hoá tươi sống, các loại thực phẩm không bảo quản lâu
– Bao bì hở là lớp bao bì bọc bên ngoài bao bì chứa đựng trực tiếp thực phẩm
Tính chất bao bì kín hay hở được quyết định bởi vật liệu làm bao bì và phương pháp đóng sản phẩm vào bao bì, cách ghép kín các mí của bao bì.
Bao bì và mẫu in bao bì cũng không kém phần quan trọng trong một bộ nhận diện thương hiệu vì nó luôn luôn song hành cùng với sản phẩm và nó có tác dụng vô cùng hiệu quả trong việc thu hút thị giác. Một mẫu in bao bì đẹp sẽ có tác dụng định vị sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.Quy trình sản xuất bao bì, nhãn hàng hóa gồm 4 giai đoạn nối tiếp nhau: Thiết kế mẫu – Chế bản in – In ấn – Gia công tờ in thành phẩm
Những công đoạn và thiết bị ở khâu hoàn tất sản phẩm in ấn:
Để có được một sản phẩm in (sách báo, tờ rơi,…) thì thiết kế đẹp – in đẹp chưa phải là hết chuyện. Sản phẩm sau khi in chỉ là dạng bán thành phẩm – tờ in, tờ in sau đó còn phải qua một số công đoạn hoàn thiện khác để ra được sản phẩm hoành chỉnh, đó là công đoạn sau in – postpress – hay thường gọi là thành phẩm.
1. Cắt xén
Nhằm đưa sản phẩm về in đúng kích thước thành phẩm hoặc tách rời nhiều sản phẩm in trên một tờ in. Hầu hết các sản phẩm in đều phải trải qua công đoạn này, thiết bị sử dụng là máy cắt 1 mặt. Đối với sản phẩm in là sách thường sử dụng máy cắt 3 mặt. Sản phẩm khi thiết kế cần tính đến khoảng chừa xén thích hợp, thông thường là 3-5mm.
Máy cắt Polar Mohr
2. Cán màng
Một lớp màng nhựa (PE, PP) được cán (ép) lên bề mặt tờ in (1 hoặc 2 mặt) nhằm bảo vệ bề mặt khỏi trầy xước & tăng thêm tính thẩm mỹ cho sản phẩm in. Có 2 dạng cán màng là cán mờ & cán bóng, tùy theo yêu cầu khách hàng.
Cán màng thường được sử dụng đối với các sản phẩm in như: brochure, namecard, bìa sách, nhãn hàng, hộp giấy, leaftlet.
Một chú ý khi sản phẩm in có cán màng là màu sắc sau khi cán sẽ đậm & tối hơn, do đó khi thiết kế & canh màu cần chú ý để ko bị đền hàng oan uổng.
3. Cán gân
Tờ in đi qua máy cán gân, bộ phận chính là 2 trục kim loại, một trục có tạo vân trên bề mặt sẽ ép lên bề mặt tờ in, làm biến dạng & tạo ra các hoa văn. Có thể kết hợp cán màng cán gân để tạo được hiệu ứng đặc biệt cho sản phẩm in. Thường thấy sử dụng khi in bìa tập học trò, bìa sách hoặc thiệp mừng.
4. Tráng phủ
Phủ lên bề mặt tờ in một lớp vẹcni nhằm tạo độ bóng & bảo vệ bề mặt tờ in tránh bị trầy xước. Có các loại tráng phủ sau:
– Phủ lắc: sử dụng mực lắc trong, thực hiện trên máy offset thông thường
– Phủ UV: dùng vecni UV, thực hiện trên máy tráng phủ UV, máy in offset có đơn vị tráng phủ UV hoặc có thể kéo lụa. Sử dụng vecni UV có thể tạo được nhiều hiệu ứng rất tuyệt vời như: bóng, nổi, bề mặt cát, … Phủ UV có 2 kiểu: UV toàn phần (tráng phủ toàn bộ bề mặt tờ in) & UV từng phần (chỉ tráng phủ lên những chi tiết cần thiết).
6. Ép chìm nổi
Tạo ra hình ảnh nổi trên bề mặt tờ in bằng cách ép qua một hệ thống khuôn âm – dương. Thường dùng cho bìa sách, catalo, folder, hộp sản phẩm.
7. Cấn bế
Các sản phẩm có hình dạng phức tạp thì không thể cắt rời bằng máy cắt mà phải dùng phương pháp cấn bế, ngoài ra nó còn giúp tạo ra các vạch gấp trên sản phẩm (vd hộp giấy, bao thư, folder..).
8. Dán cửa sổ
Thường dùng cho bao bì giấy. Sản phẩm in được bế thủng một ô cửa sổ, sau đó áp vào đó một lớp màng nhựa trong suốt, mục đích để người dùng có thể quan sát được sản phẩm in chứa bên trong. Việc dán cửa sổ có thể được thực hiện thủ công hoặc dán bằng máy tự động.
9. Cấn răng cưa
Dùng cho các sản phẩm in như biên lai, hóa đơn, tem…
10. Gấp – dán
Gấp là một công đoạn khi in sách báo, tờ gấp, catalogue. Các loại giấy dày cần phải cấn tạo vạch gấp trước khi gấp (thủ công). Sách, tạp chí do số lượng lớn nên thường sử dụng máy gấp.
11. Đóng kim
Ta thấy rằng, bao bì ngày càng có ảnh hưởng lớn tới việc thành công hay thất bại của một sản phẩm hay một thương hiệu. Các nhà sản xuất nên nhớ rằng Bao Bì là thứ duy nhất hữu hình – mang sản phẩm và thương hiệu tới người tiêu dùng một cách rõ ràng nhất. Như vậy liệu chúng ta có thể kết luận rằng thiết kế bao bì chính là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong việc xây dựng thương hiệu hay không? Việt Art chuyên thiết kế, in ấn và sáng tạo ra những bao bì cho sản phẩm trong, giúp cho sản phẩm của bạn luôn nổi bật và ấn tượng nhất, mang lại doanh thu hiệu quả và tạo được uy tín cho doanh nghiệp của bạn trên thị trường.