Home / Thiết kế sáng tạo / Bao bì giấy / Bao Bì In Ống Đồng

Bao Bì In Ống Đồng

 

In Ống Đồng

 

Thế nào là công nghệ in ống đồng?

Đây là một trong các phương pháp in chính, được gọi là in ống đồng vì trục in được mạ một lớp đồng dày khoảng 100 microns, là lớp nhận hình ảnh. Nó còn được gọi là in lõm vì các phần tử in được khắc sâu và nằm dưới bề mặt trục in, phần tử không in nằm trên bề mặt trục in. Trước khi in, toàn bộ trục in được nhúng vào máng mực. Mực ở phần tử không in được gạt sạch bởi dao gạt mực, khi đó mực chỉ còn chứa trong các lỗ (phần tử in), và mực từ các lỗ này truyền vào bề mặt vật liệu in nhờ áp lực in cao và bám vào vật liệu. Vì mực in ống đồng có độ nhớt thấp (khoảng 0,1 Pa.s), nên sau mỗi đơn vị in đều có đơn vị sấy

Để tái tạo tầng thứ, các lỗ trên trục có các dạng sau: Độ sâu lỗ thay đổi nhưng diện tích lỗ không đổi (phương pháp ăn mòn hoá học), độ sâu và diện tích lỗ đều thay đổi (khắc điện tử) – phương pháp này cho phép phục chế hình ảnh chất lượng rất cao.

Khả năng phục chế ở phương pháp in ống đồng lớn hơn, có độ chính xác cao hơn so với phương pháp in typo và offset.

Độ bền của trục in lớn (nếu bảo quản tốt có thể sử dụng để in tái bản), giá thành của trục in cao vì thế nó đòi hỏi phải có số lượng in rất lớn (từ 500.000 vòng tua trở lên). Với các máy in ống đồng hiện đại, tốc độ in đạt trên 200m/phút.

In ống đồng chủ yếu in dạng cuộn, có thể in trên các vật liệu khác nhau như giấy, màng nhựa dẽo, màng kim loại….

 Trục in (khuôn in) ống đồng

 Packaging

Hình mô phỏng bề mặt khuôn in ống đồng được phóng lớn, 
cho thấy các ô lõm khắc trên bề mặt trục

Trục in đang được mạ đồng

Packaging
Trục in đang được tiện để làm phẳng bề mặt

Packaging
Máy khắc trục đang hoạt động

Hình vẽ mô tả cấu tạo 1 cụm in của máy in ống đồng (impression cylinder: trục ép in, stock: vật liệu, printing cylinder: trục in (khuôn in), ink fountain: bể chứa mực hay máng mực)

 về nguyên lý nó là phương pháp in lõm

tức là trên khuôn in, hình ảnh hay chữ viết (gọi là phần tử in) được khắc lõm vào bề mặt kim lọai. Khi in sẽ có 2 quá trình: Mực (dạng lỏng) được cấp lên bề mặt khuôn in, dĩ nhiên mực cũng sẽ tràn vào các chỗ lõm của phần tử in, sau đó một thiết bị gọi là dao gạt sẽ gạt mực thừa ra khỏi bề mặt khuôn in, và khi ép in mực trong các chỗ lõm dưới áp lực in sẽ truyền sang bề mặt vật liệu.

Được gọi là in ống đồng vì trục in được mạ một lớp đồng dày khoảng 100 microns, là lớp nhận hình ảnh. Nó còn được gọi là in lõm vì các phần tử in được khắc sâu và nằm dưới bề mặt trục in, phần tử không in nằm trên bề mặt trục in. Trước khi in, toàn bộ trục in được nhúng vào máng mực. Mực ở phần tử không in được gạt sạch bởi dao gạt mực, khi đó mực chỉ còn chứa trong các lỗ (phần tử in), và mực từ các lỗ này truyền vào bề mặt vật liệu in nhờ áp lực in cao và bám vào vật liệu. Vì mực in ống đồng có độ nhớt thấp (khoảng 0,1 Pa.s), nên sau mỗi đơn vị in đều có đơn vị sấy.

Để tái tạo tầng thứ, các lỗ trên trục có các dạng sau: Độ sâu lỗ thay đổi nhưng diện tích lỗ không đổi (phương pháp ăn mòn hoá học), độ sâu và diện tích lỗ đều thay đổi (khắc điện tử) – phương pháp này cho phép phục chế hình ảnh chất lượng rất cao.

Khả năng phục chế ở phương pháp in ống đồng lớn hơn, có độ chính xác cao hơn so với phương pháp in typo và offset.

In ống đồng được ứng dụng trong ngành in bao bì màng nhựa, đơn cử như bao đựng OMO, Viso, bánh kẹo Bibica, hay cà phê Trung Nguyên… Tất cả đều được in bằng phương pháp in ống đồng.

Packaging

Packaging

Packaging

 

MP_ILD sưu tầm

About admin

Check Also

Nghệ thuật sáng tạo từ dây thừng

  Tại Brazil đã tổ chức một buổi triển lãm nghệ thuật của đôi nghệ …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *