Home / Thiết kế sáng tạo / Kỹ thuật in / Kỹ thuật in lụa trong in ấn

Kỹ thuật in lụa trong in ấn

Kỹ thuật in lụa trong in ấn

Theo phương thức in lụa (silk-screening printing) truyền thống, bạn sẽ bắt đầu với 1 khung gỗ hay hợp kim nhôm hình chữ nhật với kích thước tuỳ thuộc vào kích thước vật phẩm/ ấn phẩm cần in ấn. Trên khung này, bạn sẽ đặt lên một tấm “vải” mỏng (ban đầu là lụa, bây giờ là polyester) và kéo căng ra. Đây là bản phim. Kết hợp với hình ảnh cần in bạn sẽ dùng một loại hoá chất mà nó nhạy cảm với tia cực tím để “cắt” lỗ và tạo hình hình ảnh cần in bằng ánh sáng (xem hình bên trái). 

in lua

IN LỤA

Kế tiếp, bạn để ấn phẩm/vật phẩm lên trên một bàn phẳng và đặt bản phim lên trên vị trí cần in. Cho mực in dưới dạng đặc vào và dùng một miếng gạt, bạn sẽ quét mực in “chảy” qua bản phim và in lên trên ấn phẩm/ vật phẩm. Đối với các thiết kế nhiều màu, bạn sẽ phải thực hiện quá trình này nhiều lần, bắt đầu với màu sáng nhất cho đến màu tối nhất.
in lua
Hình mô tả nguyên lý in lụa

in lua
Ví dụ bên trên minh họa cụ thể công việc in lụa.

in lua

Ví dụ bên trên cho thấy việc in logo FOSCO phải trải qua 4 lần in.

Trong một số trường hợp, tuy các hình ảnh cùng là một màu nhưng bạn cần phải in nhiều hơn 1 lần. Lý do thông thường là các hình ảnh cần in cách nhau quá xa, trong khi kỹ thuật in lụa chỉ cho phép “quét” mực in xuống đều và đẹp trong 1 khoảng không gian giới hạn.
in lua

alt
Tương tự như vậy, nếu các hình ảnh cùng màu nhưng được in trên các “mặt phẳng” khác nhau thì mỗi lần in trên 1 mặt phẳng thì cũng tính thành một lần in lụa riêng biệt.
Ngoài ra, kỹ thuật in lụa cũng không in được các hình ảnh dưới dạng thay đổi màu sắc liên tục (hay nói cách khác là không có sự chồng giữa các màu với nhau).

Mặc dù in được hình ảnh đơn sắc nhưng độ sắc nét và chuyển màu chỉ ở mức tương đối.
Khi In lụa chi tiết không rõ ràng và sắc nét. Màu đỏ của bức hình bên trái cũng chính là màu mực để sử dụng in. Khi không có màu mực đúng như màu cần in thì cần phải pha trộn các màu mực đã có thành màu cần in.
in lua

Và do là kỹ thuật in ấn thủ công nên các chi tiết in ấn sẽ không được sắc nét và đẹp như in ấn offset. Các hình ảnh, chi tiết hoặc chữ quá nhỏ cũng sẽ không thể hiện được rõ nét.


pj sưu tầm


About admin

Check Also

alt

Bao bì đơn giản Freshmax

Freshmax, một trong những công ty sản phẩm tươi sống lớn nhất trong khu vực …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *