Ngành in Việt Nam
1 – Lịch sử ngành in… ________________________________________________
Khi nói đến in ấn người hay nhắc đến Trung Quốc. Nước này phát triển ngành in đầu tiên trên thế giới với công nghệ in trên gỗ vào thế kỷ thứ VI. Cuốn sách kinh Kim Cương là chứng minh cho thất công nghệ in ấn của họ vào thời đó đã rất tinh xảo.
Ở Việt Nam, cách đây 59 năm, ngày 10 tháng 10 năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 122 về việc thành lập Nhà in Quốc gia, Nhà in Quốc gia là tổ chức xuất bản – in – phát hành sách đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cũng là doanh nghiệp in Nhà nước đầu tiên do Bác Hồ trực tiếp ký sắc lệnh thành lập. Ngày 10.10 hằng năm đã trở thành ngày truyền thống của ngành Xuất bản – In – Phát hành.
2 – Công nghệ in hiện tại: ___________________________________________
– Công nghệ in lụa: Tuy phát triển rất lâu nhưng in lụa vẩn là lựa chọn với những sản phẩn có số lượng in cực thấp, không đòi hỏi thời gian cũng như chất lượng sản phẩm…
– Công nghệ in OFFSET: phát triển mạnh mẻ nhất chím 98% thị phần in giấy như sách, báo, tạp chí…
– Công nghệ in ống đồng: Phát triển mạnh cho lỉnh vực in ấn bao bì (giấy, nilon, kim loại…)
– Công nghệ Flexo: Phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực in nhãn hàng, màng, carton…
– Công nghệ in KTS (kĩ thật số): Tuy mới ra đời nhưng công nghệ này hiện nay được ưa chuộng vì thời gian nhanh, in dử liệu biến đổi, in số lượng ít…
– …
3 – Tiềm năm và xu hướng phát triển… _______________________________
Trong hơn một thập kỷ qua, công nghiệp in luôn là ngành ăn nên làm ra với doanh thu bình quân tăng trên dưới 15%/năm. Cũng vì thế mà ngành in đã một thời có hấp lực to lớn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Theo số liệu của Cục Xuất bản thì năm 2010 ước tính sản lượng ngành In Việt Nam đạt 870 tỷ trang in 13 x 19cm, tăng 10% so với năm 2009, doanh số tăng khoảng 7%. Vì là ước tính nên số liệu trên chưa thể chính xác. Đến nay, chưa có một cơ quan nào, kể cả Tổng cục Thống kê, Cục Xuất bản hay Hiệp hội In Việt Nam, có được số liệu báo cáo đầy đủ của các cơ sở in cả nước.
Mảng in lớn nhất hiện nay vẫn là nhãn hàng và bao bì. Loại sản phẩm này phát triển theo tỷ lệ tăng trưởng của các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Năm qua GDP cả nước tăng 6,78%, trong đó công nghiệp tăng không quá 10%. Vì vậy in ấn nhãn hàng và bao bì phục vụ cho các ngành công nghiệp cũng tăng trong khoảng 10%. Đó cũng là đối tượng lớn nhất và tiềm năng lâu dài của ngành công nghiệp in.
Mảng in có tỷ lệ tăng trưởng tốt tiếp theo là các loại Catalogue, tờ rơi, quảng cáo, các loại chứng từ, hoá đơn, thẻ cào v.v… đang ngày một lớn theo sự phát triển của nền kinh tế, của hệ thống các doanh nghiệp và các loại dịch vụ. Tuy vậy tỷ trọng sản lượng của các mặt hàng này mới chỉ chiếm khoảng 15% trong cơ cấu chung của cả ngành in nên sự tác động đến gia tăng sản lượng của Ngành chưa cao.
Mảng in vé số, chiếm vị trí đáng kể trong sản lượng ngành in phía Nam thì đang giảm đi do chủ trương tăng dần mệnh giá (từ quý II năm 2011 chỉ còn loại mệnh giá 10.000đ) và giảm số lượng vé số phát hành. So với thời kỳ hoàng kim thì lượng vé số giảm tới 2/3 về lượng vé phát hành làm cho nhiều nhà in có in vé số bị ảnh hưởng đáng kể.
Còn mảng in “truyền thống” là các xuất bản phẩm như sách, báo, tạp chí, văn hoá phẩm thì mức độ tăng trưởng không đáng kể. Sau khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái kinh tế, hiện chỉ chiếm khoảng 25% trong cơ cấu sản lượng chung của ngành. Do vậy một số nhà in đã dần chuyển hướng sang các loại mặt hàng khác để giảm áp lực cạnh tranh và định hướng phát triển lâu dài là một sự lựa chọn đúng đắn.
Khối các doanh nghiệp có in xuất khẩu cho biết, năm 2010 do khó khăn chung từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nên nhiều nước phát triển cũng hạn chế việc đưa in gia công ở nước ngoài để đảm bảo công việc cho các cơ sở in trong nước họ, nên khối lượng in gia công của Việt Nam năm qua cũng không tăng hơn năm trước. Trong khi đó, các doanh nghiệp in có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập ở Việt Nam có xu hướng tăng trong lĩnh vực in bao bì, in catalogue, túi xách, tập học sinh,… cũng đang tạo ra sức ép cạnh tranh mới đối với thị trường in ấn ở Việt Nam.
Về đầu tư, phát triển – trong năm qua tuy gặp nhiều khó khăn nhưng nhiều cơ sở in vẫn tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ và bổ sung các thiết bị hiện đại, với lượng vốn hàng trăm tỷ đồng để đón đầu xu thế phát triển mới, kể cả trong khối các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Một số cơ sở in đã bắt đầu chú trọng đến xu hướng kỹ thuật số in thay cho công nghệ in offset. Một số cơ sở tăng cường đầu tư khâu sau in. Xu thế đầu tư có định hướng chuyên sâu và tìm cơ hội hợp tác trong ngành đang dần được chú trọng, tuy chưa mạnh mẽ như lẽ ra phải thế nhưng vẫn là những tín hiệu đáng mừng cho việc tìm ra lối thoát cho sự phát triển từ lâu nay vẫn mang tính tự phát, trùng lặp và thiếu tính hợp tác phát triển của ngành In Việt Nam.
4 – Sự bùng nổ về công nghệ trong những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21… ______
In Offset:
là một kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in. Các ưu điểm của kỹ thuật in này là:
– Chất lượng hình ảnh cao – nét và sạch hơn in trực tiếp từ bản in lên giấy vì miếng cao su áp đều lên bề mặt cần in.
– Khả năng ứng dụng in ấn lên nhiều bề mặt, kể cả bề mặt không phẳng (như gỗ, vải, kim loại, da, giấy thô nhám).
– Việc chế tạo các bản in dễ dàng hơn.
– Các bản in có tuổi thọ lâu hơn – vì không phải trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in.
Máy in offset tờ rời Heidelberg CD-74 SpeedMaster
In offset ngày nay đã trở thành kỹ thuật in phổ biến nhất trong in ấn thương mại. Tuy vậy trong các in ấn dành cho thú vui cá nhân, người ta vẫn có thể tạo ra một số ít sách với chất lượng cao, sử dụng cách in trực tiếp. Một số người vẫn thích các đường nét chìm nổi để lại trên giấy từ việc in trực tiếp. Thậm chí một số sách kiểu này còn được in bằng các bản in được xếp từ các con chữ chì, đây là công nghệ in typo, một công nghệ khá cổ. Máy in dùng kỹ thuật offset và thạch bản đầu tiên ra đời ở Anh khoảng năm 1875 và đã được thiết kế để in lên kim loại. Trống offset làm bằng giấy các tông truyền hình ảnh cần in từ bản in thạch bản sang bề mặt kim loại. Khoảng 5 năm sau, giấy các tông được thay bằng cao su.
Người đầu tiên áp dụng kỹ thuật in offset cho in ấn trên giấy có thể là Ira Washington Rubel năm 1903. Ông đã tình cờ nhận thấy mỗi khi một tờ giấy không được đưa vào máy in thạch bản của ông một cách đúng nhịp, bản in thạch bản in lên trống in được bọc bằng cao su, và tờ giấy cho vào tiếp theo bị dính 2 hình: bản in thạch bản ở mặt trên và bản in do dính từ trống in ở mặt dưới. Rubel cũng nhận thấy hình ảnh in từ trống in cao su nét và sạch hơn vì miếng cao su mềm áp đều lên giấy hơn là bản in bằng đá cứng. Ông đã quyết định in thông qua các tấm bằng cao su. Độc lập với Rubel, hai anh em Charles Harris và Albert Harris cũng đã phát hiện ra điều này và chế tạo máy in offset cho Công ty In ấn Tự động Harris.
Các thiết kế của Harris, phát triển từ máy in gồm các trống quay, rất giống hình vẽ trong bài. Nó gồm một trống bản in tiếp xúc chặt với các cuộn mực in và nước. Một trống cao su tiếp xúc ngay bên dưới trống xếp chữ. Trống in ở bên dưới có nhiệm vụ ấn chặt tờ giấy vào trống cao su để truyền hình ảnh. Ngày nay, cơ chế cơ bản này vẫn được dùng, nhưng nhiều cải tiến đã được thực hiện, như thêm in hai mặt hay nạp giấy bằng cuộn giấy (thay vì các miếng giấy).
Trong những năm 1950, in offset trở thành kỹ thuật in phổ biến nhất cho in ấn thương mại, sau khi nhiều cải tiến đã được thực hiện cho bản xếp chữ, mực in và giấy, tối ưu hóa tốc độ in và tuổi thọ các bản xếp chữ. Ngày nay, đa số in ấn, gồm cả in báo chí, sử dụng kỹ thuật này.
Máy in nhanh 4 màu
Máy in mang OPP
In ống đồng: Đây là một trong các phương pháp in chính, được gọi là in ống đồng vì trục in được mạ một lớp đồng dày khoảng 100 microns, là lớp nhận hình ảnh. Nó còn được gọi là in lõm vì các phần tử in được khắc sâu và nằm dưới bề mặt trục in, phần tử không in nằm trên bề mặt trục in. Trước khi in, toàn bộ trục in được nhúng vào máng mực. Mực ở phần tử không in được gạt sạch bởi dao gạt mực, khi đó mực chỉ còn chứa trong các lỗ (phần tử in), và mực từ các lỗ này truyền vào bề mặt vật liệu in nhờ áp lực in cao và bám vào vật liệu. Vì mực in ống đồng có độ nhớt thấp (khoảng 0,1 Pa.s), nên sau mỗi đơn vị in đều có đơn vị sấy
Để tái tạo tầng thứ, các lỗ trên trục có các dạng sau: Độ sâu lỗ thay đổi nhưng diện tích lỗ không đổi (phương pháp ăn mòn hoá học), độ sâu và diện tích lỗ đều thay đổi (khắc điện tử) – phương pháp này cho phép phục chế hình ảnh chất lượng rất cao.
Khả năng phục chế ở phương pháp in ống đồng lớn hơn, có độ chính xác cao hơn so với phương pháp in typo và offset.
Độ bền của trục in lớn (nếu bảo quản tốt có thể sử dụng để in tái bản), giá thành của trục in cao vì thế nó đòi hỏi phải có số lượng in rất lớn (từ 500.000 vòng tua trở lên). Với các máy in ống đồng hiện đại, tốc độ in đạt trên 200m/phút.
In ống đồng chủ yếu in dạng cuộn, có thể in trên các vật liệu khác nhau như giấy, màng nhựa dẽo, màng kim loại….
Trục in (khuôn in) ống đồng
In ống đồng về nguyên lý nó là phương pháp in lõm, tức là trên khuôn in, hình ảnh hay chữ viết (gọi là phần tử in) được khắc lõm vào bề mặt kim lọai. Khi in sẽ có 2 quá trình: Mực (dạng lỏng) được cấp lên bề mặt khuôn in, dĩ nhiên mực cũng sẽ tràn vào các chỗ lõm của phần tử in, sau đó một thiết bị gọi là dao gạt sẽ gạt mực thừa ra khỏi bề mặt khuôn in, và khi ép in mực trong các chỗ lõm dưới áp lực in sẽ truyền sang bề mặt vật liệu.
Hình mô phỏng bề mặt khuôn in ống đồng được phóng lớn, cho thấy các ô lõm khắc trên bề mặt trục
Khuôn in ống đồng có dạng trục kim lọai, làm bằng thép, bề mặt được mạ một lớp đồng mỏng, phần tử in sẽ được khắc lên bề mặt lớp đồng này nhờ axít hoặc hiện đại hơn là dùng máy khắc trục. Sau đó bề mặt lớp đồng lại được mạ một lớp crôm mỏng để bảo vệ (nên có người lại nói đây là phương pháp in.. ống crôm chứ không phải in ống đồng.)
Trục in đang được mạ đồng
Hình vẽ mô tả cấu tạo 1 cụm in của máy in ống đồng (impression cylinder: trục ép in, stock: vật liệu, printing cylinder: trục in (khuôn in), ink fountain: bể chứa mực hay máng mực)
In ống đồng được ứng dụng trong ngành in bao bì màng nhựa, đơn cử như bao đựng OMO, Viso, bánh kẹo Bibica, hay cà phê Trung Nguyên, vvv tất cả đều được in bằng phương pháp in ống đồng.
In kỹ thuật số: (KTS) ở đây được hiểu là các công nghệ in được dùng trong lĩnh vực in thương mại không kể đến lĩnh vực in quảng cáo khổ lớn và in laser dùng cho văn phòng. Ở các nước trên thế giới, in KTS đã phát triển đến mức hoàn thiện và ngày càng chiếm thị phần của in truyền thống. Ở nước ta, có lẽ thị trường in KTS tại Tp.HCM phát triển nhanh và sôi động nhất.
Thị trường in KTS tại TPHCM bắt đầu từ việc ITAXA đưa vào vận hành hệ thống máy in QuickMaster DI của Heidelberg vào năm 2003 và sau đó là máy in KTS của Fuji Xerox vào năm 2005. Nếu như QuickMaster DI chưa khẳng định được mình thì máy in Fuji Xerox đầu tiên mà ITAXA đầu tư đã mang lại thành công, cho đến nay có lẽ đây là nhà in có chất lượng in ổn định và cao nhất tại TPHCM.
Máy in QuickMaster DI 46-4 Pro của Heidelberg
Sau ITAXA, có lẽ do giá thành máy cao và nhu cầu chưa thực sự lớn nên không có công ty nào đầu tư tiếp các hệ thống tương tự. Vài năm sau thị trường TPHCM bắt đầu xuất hiện dịch vụ in nhanh trên máy in Konica Minolta của công ty Song Tạo, đây là dạng máy in laser màu dùng chủ yếu cho các văn phòng lớn và có thể in trên một số loại giấy couché, nó rất phù hợp với việc in các loại giấy tờ, biểu mẫu văn phòng, danh thiếp, một số brochure đơn giản với giá thành rẻ và chất lượng tương đối. Đây là một giải pháp thông minh trong một thị trường in nhanh với số lượng ít và khách hàng chưa sẵn lòng trả giá cao cho nó.
Máy in kỹ thuật số Oce CPS 900 của Oce
Ngoài ra, có một phân khúc thị trường in KTS chưa được chú ý đó là in nhanh và không yêu cầu giống màu 100. Các loại sản phẩm in thường là: hoá đơn có số nhảy, chứng từ, các loại sách và tài liệu dạy học có hình màu, báo cáo tài chánh, giấy khen, văn phòng phẩm…Rõ ràng là những ấn phẩm này không yêu cầu phải in màu chất lượng thật cao và giống mẫu tuyệt đối.
Kỹ thuật viên đang vận hành máy in kỹ thuật số Oce CPS 900
Do cách tiếp cận và phương pháp kinh doanh giống như gia công in offset nên thị trường in kỹ thuật số còn rất nhỏ. Các số liệu cho thấy có khoảng 16 máy in màu Konica Minolta, 8 Fuji Xerox, 2 máy in Kodak và 3 máy in Oce đang hoạt động tại TPHCM. Lĩnh vực chủ yếu là in màu với số lượng ít như một dịch vụ bổ sung cho in offset truyền thống.
Máy in kỹ thuật số Konica Minolta Bizhub PRESS C7000
In kỹ thuật số đen trắng hiện nay đang bị cạnh tranh từ hai phía: các máy Photocopy cũ rẻ tiền và các máy in offset second hand. In màu KTS bị cạnh tranh với in offset khi in ghép nhiều sản phẩm trên một trang in với giá thành có thể xuống tới 700 VND/ trang A4 màu 2 mặt. Đó là chưa kể đến việc các kỹ thuật in màu KTS hiện có ở Việt Nam chưa đáp ứng được chất lượng khi so sánh với in offset.
Với cách tiếp cận như in offset truyền thống thì giá thành theo trang in là một rào cản lớn nhất của in kỹ thuật số. Nó phải được tính toán cẩn thận tất cả các chi phí ẩn như độ phủ mực, hư hỏng do vật liệu và thay thế phụ tùng khi tới hạn. Tất cả các thông số này ở Việt Nam đều không rõ ràng nên nhà in rất ngại đầu tư hoặc chỉ nhận thức được vấn đề khi đã quá trễ. Cụ thể là khi kinh doanh không hiệu quả và giá thành thay lô quá cao, công ty in Lê Quang Lộc đã dừng ngay việc sản xuất trên một máy in Xerox Docu 5000. Có thể nói đây là một quyết định hoàn toàn đúng xét theo bối cảnh hiện nay.
ThongNguyenPhu_ILD Tổng hợp.