Home / Thiết kế sáng tạo / Khám phá / Thần kinh học tiếp thị – Sự phản chiếu của hành động

Thần kinh học tiếp thị – Sự phản chiếu của hành động

alt

 

Có bao giờ bạn đi ngang qua các tiệm bánh Tous les Jours ở Sài Gòn, nhìn thấy những khách hàng đang lựa bánh và thấy họ đang ăn những cái bánh thật ngon. Liệu bạn có nghĩ “Mình cũng muốn ăn 1 cái”?.

Bạn thấy ai đó ngáp và bỗng nhiên phát hiện ra mình cũng đang ngáp theo họ. Theo dõi một trận bóng và mổi khi cầu thủ mà bạn hâm mộ ghi bàn, tay bạn lại đưa lên trời hoặc nhảy ồ lên vì phấn khích . Xem một video ca nhạc khá hay mà không để ý rằng môi bạn đang nhấp nháy theo điệu nhạc dù bạn không hề nhớ lời.

Đó là do chúng ta có xu hướng bắt chước hành vi của người xung quanh một cách vô thức

Các nhà nghiên cứu đã thực nghiệm và phát hiện ra rằng khi chúng ta nhìn thấy những hành vi mục tiêu – hành động bao gồm một đối tượng và đối lập với hành động ngẫu nhiên, thì một khu vực trong não bộ gọi là tế bào thần kinh phản chiếu mirror neuron sẽ sáng lên. Chính những tế bào khiến chúng ta có xu hướng bắt chước hành vi của người khác và thực hiện đúng hành động đó – trong đầu của chúng ta. Đôi khi chúng ta không thể ý thức được chuyện gì đang diễn ra với mình, nên sẽ quy cho một lý do nào khác, nhưng các thực nghiệm đã chứng minh điều này.

 

alt

 

Các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng, tế bào thần kinh phản chiếu không chỉ phản chiếu hành động mà còn phản chiếu cả những cảm xúc. Và những hành động hay cảm xúc tích cực sẽ có xu hướng được phản chiếu nhiều hơn, vì những cảm xúc tích cực còn tạo ra Dopamine – một chất gây hưng phấn – hoạt động song hành cùng với những tế bào này và nâng cao khả năng phản chiếu.

Đó chính là điều góp phần tạo ra thành công cho những chiếc iPod với tai nghe màu trắng, những chiếc iPad cho trải nghiệm cảm ứng tuyệt vời. Đơn giản là khi anh ấy/cô ấy có nó, tôi cũng muốn có nó.

Những nhà quản lý của hãng quần áo Abercrombie & Fitch – quần áo cho lứa tuổi thanh thiếu niên – đã ứng dụng xuất sắc điều này khi cho những người mẫu giả vờ mua đồ và thử đồ, đi lòng vòng trong các cửa hàng của mình. Có thể những khách hàng và người đi đường đã suy nghĩ điều này “cô ấy trông thật sành điệu và  cá tính trong chiếc áo thun đi kèm với quần jean đó. Mình có thể cũng sẽ giống y như vậy, thật cá tính, thật đẹp và hợp thời nếu mình mua đúng bộ đồ đó”.

Và đó cũng chính là lý do những cửa hàng thời trang, quán ăn, quán cafe nên có những khung kính trong suốt thay cho những bức tường. Nhưng nhân viên phục vụ nên nở một nụ cười chân thành khi đón tiếp khách hàng – thay vì một khuôn mặt vô hồn và mệt mỏi vì nó sẽ lan tỏa cảm xúc vui vẻ cho khách hàng.

Những tế bào phản chiếu tác động ngầm tới não bộ và tiềm thức của chúng ta. Làm tăng khả năng muốn mua hàng của chúng ta. Có thể ta không bỏ tiền ra cho chúng, nhưng cái hình ảnh về việc những người xung quanh bạn đang thưởng thức/sử dụng chúng sẽ vẫn lẩn quẩn đâu đó trong tâm trí bạn. Và biết đâu được, bạn sẽ đứng vào hàng vào dịp khác.

Việc nhìn thấy những người khác mua sản phẩm không chỉ tác động tới 1 phần não bộ mà còn đóng vai trò như một bằng chứng xã hội – làm tăng tính thuyết phục cho sản phẩm. Và đôi khi thay đổi một vài chữ trong thông điệp có thể gây tác động rất lớn tới người xem.

Hưng Bùi (ADSangtao)

About admin

Check Also

Nghệ thuật sáng tạo từ dây thừng

  Tại Brazil đã tổ chức một buổi triển lãm nghệ thuật của đôi nghệ …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *