Home / Thiết kế sáng tạo / Hướng dẫn / Vẻ đẹp không biên giới của typography

Vẻ đẹp không biên giới của typography

 

Trong khi hầu hết chúng ta làm việc với các bảng chữ cái Latin quen thuộc, thì các dự án quốc tế thường yêu cầu kiến thức khá phong phú về các hệ thống chữ ít quen thuộc hơn từ khắp nơi trên thế giới. Tính thẩm mỹ và cấu trúc của các thiết kế như vậy có thể liên quan mạnh mẽ tới hình dạng và mức độ dễ đọc của các khuôn chữ, do đó, nghiên cứu về các hệ thống chữ viết quốc tế chắc chắn sẽ giúp bạn tạo các thiết kế đồ họa hấp dẫn và thú vị hơn.

 

 

Chọn một ngôn ngữ bất kỳ mà bạn thích: tiếng Ả Rập, Trung Quốc, Nhật Bản, hay Nepal? Mỗi ngôn ngữ được dựa trên hệ thống chữ viết khác nhau, thật là thú vị khi tìm ra cách chúng được cấu tạo như thế nào. Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu năm loại hệ thống chữ viết khác nhau.

 

Nghe có vẻ tẻ nhạt và trừu tượng, nhưng không phải. Nếu bạn dành thời gian để tìm hiểu, bạn sẽ thấy rằng tất cả các ngôn ngữ đều mang lại cho chúng ta một điều gì đó rất đặc biệt. Chúng tôi đã cố gắng trình bày ít nhất một tính năng đặc biệt của từng ngôn ngữ mà từ đó bạn có thể tìm thấy cảm hứng để làm việc và áp dụng typog­ra­phy của riêng bạn. Chúng tôi sẽ trình bày: Các hệ thống chữ viết vùng Đông Á, Ả rập và Indic scripts (Brah­mic).

 

Các hệ thống chữ viết vùng Đông Á

Rõ ràng, người Trung Quốc sử dụng các ký tự Trung Quốc (hay còn gọi là chữ hanzi). Nhưng các ký tự Trung Quốc cũng được sử dụng trong các hệ thống chữ viết khác: tiếng Nhật Bản ((kanji) và tiếng Hàn Quốc (hanja). Trong phần này, chúng ta cùng xem bốn hệ thống chữ viết của vùng Đông Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.

 


 

Viet­namese Rota­tion (xoay vòng tiếng việt)

 

alt

 

Hệ thống chữ viết Việt Nam ngày nay (gọi là Chữ Quốc Ngữ) là chuyển thể từ bảng chữ cái Latin, với một số chữ ghép (vd: một cặp các ký tự được sử dụng để viết các âm vị riêng biệt) và thêm 9 dấu (đánh dấu trọng âm) cho âm và một số chữ cái.

 

Trong một vài thế kỷ qua, từ năm 1527, khi nhà truyền giáo Bồ Đào Nha Chris­t­ian bắt đầu sử dụng bảng chữ cái Latin để sao chép lại ngôn ngữ Việt Nam, cho đến đầu thế kỷ 20, khi mà chính quyền thực dân Pháp sử dụng chữ Latin là bảng chữ cái chính thức. Các ký tự chữ Trung Quốc mà các hệ thống chữ viết tiếng Việt Nam trước kia đã sử dụng dần dần trở nên bị hạn chế.

 

 

alt

 

 

Tuy nhiên, triết học Trung Quốc vẫn còn các tác động và ảnh hưởng rất lớn. Công tác cách điệu ở trên là của họa sĩ Trần Đạt, người đã trình bày một sự hòa hợp giữa hình dạng các ký tự  của tiếng Trung Quốc và Việt Nam. Nếu bạn xoay hình ảnh đầu tiên 90 độ theo chiều kim đồng hồ, bạn có thể dựng nên những từ Việt Nam, có nghĩa là nếu hiển thị theo chiều dọc thì nó xuất hiện thoạt đầu như là văn bản cổ Trung Quốc.

 


 

Các ký tự của tiếng Trung Quốc

 

Các ký tự Trung Quốc là các sym­bols mà không có trong bảng chữ cái Alpha­bet. Hệ thống chữ viết này, trong đó mỗi ký tự thường tượng trưng cho cả âm tiết hoàn chỉnh hoặc một phần đơn âm tiết của một từ, được gọi là biểu tượng-âm tiết.

 

Điều này cũng có nghĩa là mỗi ký tự có cách phát âm riêng, và không có cách nào để đoán trước. Được biết chữ Trung Quốc đòi hỏi phải ghi nhớ về 4.000 ký tự. May mắn cho chúng tôi, chúng tôi không cần phải học tiếng Trung Quốc để đánh giá về vẻ đẹp của chữ viết này .

 

 

alt

 

Bởi vì rất nhiều ký tự tiếng Trung Quốc được sử dụng phổ biến có 10–30 nét, chắc chắn thứ tự các nét đã được trình bày theo cách có thể đảm bảo được tốc độ, độ chính xác và mức độ dễ đọc trong cấu trúc chữ.

 

Vì vậy, khi nghiên cứu các ký tự, người ta phải tìm hiểu thứ tự mà nó được viết, và trình tự đã được quy định chung, chẳng hạn như: trên xuống dưới, trái sang phải, ngang trước đứng, giữa trước hai bên…

 

8 nguyên tắc của Yong

 

Các nét trong ký tự chữ Trung Quốc rơi vào tám cat­e­gories chính: ngang (一), thẳng đứng (丨), trái-rơi (丿), phải rơi (丶), dấu tăng, dấu chấm (,), móc (亅) và dấu ngoặt (乛, 乚, 乙, vv). Trong phần “8 nguyên tố của Yong” sẽ trình bày cách viết các nét này, nó rất phổ biến trong các ký tự chữ Trung Quốc và có thể tìm thấy tất cả trong ký tự “yǒng” (永, dịch là “mãi mãi” hay “vĩnh cửu”).

 

alt

 

4 thứ quý giá của việc học

 

“Four trea­sures of the study” – “4 thứ quý giá của việc học” là một thành ngữ đề cập đến bút lông, mực, giấy và đá mài mực được sử dụng trong thư pháp Trung Quốc và các thư pháp truyền thống Á Đông. Bút lông đứng đầu có thể được làm bằng tóc (hay lông) của các động vật, bao gồm chó sói, thỏ, hươu, nai, gà, vịt, dê, lợn và hổ.

 

Người Trung Quốc và Nhật Bản cũng có một truyền thống làm bút lông từ tóc của một đứa trẻ sơ sinh, như là một món quà lưu niệm lần đầu tiên trong đời cho đứa trẻ.

 

alt

 

Seal and Seal Paste (con dấu)

 

Người nghệ sĩ thường hoàn thành tác phẩm thư pháp của mình mình bằng việc add con dấu của họ ở phía cuối, bằng mực đỏ. Con dấu dùng như một chữ ký và thường được thể hiện trong phong cách cũ.

 

alt

 

alt

 

Hor­i­zon­tal and Ver­ti­cal Writ­ing (văn bản viết theo chiều ngang và dọc)

 

Nhiều hệ thống chữ Đông Á (chẳng hạn như Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên) có thể được viết theo chiều ngang hoặc chiều dọc, vì chúng bao gồm chủ yếu các đơn vị âm tiết rời rạc, mỗi một âm tiết phù hợp với một khung vuông ảo.

 

Theo truyền thống, tiếng Trung Quốc được viết bằng cột dọc từ trên xuống dưới; cột đầu tiên ở phía bên phải của trang, và text bắt đầu từ bên trái.

 

alt

 

Trong thời hiện đại, việc sử dụng West­ern lay­out (các lay­out phương tây), các hàng ngang chạy từ trái sang phải và được đọc từ trên xuống dưới, đã trở nên phổ biến. Các dấu hiệu là thử thách đặc biệt đối với văn bản bằng tiếng Trung Quốc, bởi vì chúng có thể được viết hoặc trái sang phải hoặc từ phải sang trái, hay từ trên xuống dưới.

 

Các phong cách khác

 

Trong thư pháp Trung Quốc, ký tự các chữ Trung Quốc có thể được viết trong năm phong cách chính. Thực chất những phong cách này là lịch sử của chữ script Trung Quốc.

 

Seal script là phong cách lâu đời nhất và tiếp tục được thực hành rộng rãi, mặc dù, ngày nay hầu hết mọi người đều không thể đọc được nó. Nó được xem là một chữ script cổ, nói chung, nó chỉ được sử dụng trong thư pháp hoặc khắc các con dấu, vì thế nó mới được gọi là Triện thư.

 

alt

 

Trong cler­i­cal script, các ký tự nói chung có bề mặt “phẳng”. Chúng rộng hơn chữ Triện và hệ thống chữ tiêu chuẩn hiện đại. Một số phiên bản của cler­i­cal có hình vuông, và những cái khác lại rộng hơn. So với seal script, các form của cler­i­cal script rất đáng chú ý bởi chúng rất phẳng; nhưng một số khác lại có kiểu chữ cong vì vẫn còn bị ảnh hưởng từ seal script.

 

alt

 

Semi-cursive script gần giống với chữ thảo viết tay bình thường, trong đó các nét và (hiếm hơn) các ký tự được phép lồng vào nhau. Các ký tự xuất hiện ít góc cạnh, tròn hơn và cũng đậm nét hơn.

 

alt

 

Cur­sive script là một hệ thống chữ thảo, với sự đơn giản hóa và các chữ ghép đòi hỏi phải có kiến thức chuyên ngành mới có thể đọc được.

 

Có thể viết toàn bộ các ký tự mà không cần nhấc bút. Các nét được sửa đổi hoặc loại bỏ hoàn toàn để làm cho văn bản được uyển chuyển và tạo ra một phong thái vừa đẹp vừa trừu tượng. Trên bề mặt các ký tự rất là tròn và mềm mại, đáng chú ý là thiếu các đường nét góc cạnh.

 

alt

 

Reg­u­lar script là một trong những phong cách thư pháp chính mới nhất, được phát triển từ một văn bản viết rất gọn gàng sớm hơn thời kỳ semi-cursive form của cler­i­cal script.

 

Từ cái tên cũng gợi cho chúng ta thấy hệ thống chữ này rất “đều đặn”, mỗi nét được viết rất chậm và cẩn thận, bút viết được nhấc lên theo từng ký tự và toàn bộ các nét chữ phân biệt rất rõ ràng

 

alt

 


 

Japan­ese

 

Một hệ thống chữ viết khá khác biệt là tiếng Nhật Bản, trong âm tiết, mỗi biểu tượng thể hiện (hoặc gần giống với) một âm tiết, các âm tiết kết hợp để tạo thành từ. Không có hệ thống chữ chính thức cho đến khi Man’yōgana (万 叶 仮 名) phát triển, một hệ thống chữ viết cổ đã sử dụng các ký tự Trung Quốc biểu trưng cho tiếng Nhật. Chữ Kanji của tiếng Nhật thích hợp (xuất phát từ cách đọc tiếng Trung Quốc của họ) cho giá trị ngữ âm của chúng hơn là vì giá trị ngữ nghĩa.

 

 

alt

 

Các hệ thống kana, Hira­gana và Katakana hiện đại được đơn giản hóa và hệ thống hóa từ Man’yōgana. Do đó, hệ thống chữ viết tiếng Nhật hiện đại sử dụng ba hệ thống chữ chính: Kanji, được dùng cho danh từ, tính từ và động từ, Hira­gana, được sử dụng đối với các từ có nguồn gốc Nhật Bản và viết bằng chữ thảo theo phong cách sōsho; và Katakana, trong đó được sử dụng cho các ngôn ngữ vay mượn nước ngoài và được phát triển bởi các nhà sư Phật giáo chẳng hạn như các chữ viết tắt.

 

Tại Nhật Bản, hệ thống chữ thảo theo truyền thống được coi là thích hợp cho phụ nữ và được gọi là hệ thống chữ của phụ nữ (女 手 hoặc onnade), trong khi phong cách văn thư được coi là thích hợp cho nam giới và được gọi là hệ thống chữ của đàn ông (男 手 hoặc otokode).

 

alt

 

Ba kịch bản thường được trộn lẫn trong các câu đơn

 

alt

 

Khi chúng tôi xem các hệ thống kana hiện đại được đơn giản hóa từ Man’yōgana. Và thật là thú vị khi biết chúng đã được đơn giản hóa như thế nào.

 

 

alt

 

Phát triển của hira­gana từ man’yōgana.

 

 

alt

 

Katakana, với các tương đương man’yōgana. (Các phân đoạn của man’yōgana chuyển thể thành katakana nổi bật nhất.)

 


 

Korean Squares

 

Tiếng Hàn Quốc chính nó đã là một hệ thống chữ viết rất khác biệt. Nó sử dụng Hangul, một hệ thống chữ viết “fea­t­ural”. Các shape (hình dạng) của các chữ cái không phải là tùy tiện, nhưng các tính năng âm vị học được mã hóa từ các âm vị mà chúng thể hiện.

 

 

alt

 

Hangul đã tồn tại từ giữa thế kỷ 15 (khoảng 1440). Nhưng truyền thống đã chiếm ưu thế, và các học giả tiếp tục sử dụng tiếng Trung Quốc Cổ Điển như là ngôn ngữ văn học, và không phải tới năm 1945 Hangul mới trở nên phổ biến tại Hàn Quốc.

 

alt

 

Jamo (자모; 字母), hay nat­sori (낱소리), là các đơn vị tạo nên bảng chữ cái Hangul. “Ja” có nghĩa là chữ cái hoặc ký tự, và mo “” có nghĩa là mẹ, cho thấy rằng Jamo là các block được xây dựng từ hệ thống chữ. Khi viết ra các từ, các dấu hiệu tập hơp các âm tiết lại vào các ô vuông.

 

Việc bố trí các dấu hiệu bên trong ô vuông phụ thuộc rất lớn vào cấu trúc âm tiết cũng như các nguyên âm được sử dụng.

 

ini­tialmedial
ini­tial
medial
ini­tialmed.
2
med. 1
ini­tialmedial
final
ini­tial
medial
final
ini­tialmed.
2
med.
final
ini­tialmedial
final 1final 2
ini­tial
medial
final 1final 2
ini­tialmed.
2
med.

 

Chúng tôi không đi sâu các quy tắc một cách chi tiết, nhưng đây là một ví dụ rất ấn tượng

 

 

alt

 


 

Ả rập

 

alt

 

Ở đây chúng ta sẽ khám phá vẻ đẹp của tiếng Ả Rập, trong đó có rất nhiều phong cách và kỹ thuật. Bảng chữ cái tiếng Ả Rập được phát triển từ kịch bản Nabataean (mà bản thân nó bắt nguồn từ kịch bản Ara­maic) và chứa tổng cộng 28 chữ cái. 28 chữ cái xuất phát từ 18 shape cơ bản, mà một, hai hoặc ba dấu chấm được thêm vào, ở trên hoặc dưới chữ cái. Tiếng Ả Rập sử dụng một hệ thống chữ viết mà chúng tôi không thấy được nêu ra: chữ abjad, mà về cơ bản một bảng chữ cái này không có bất cứ nguyên âm nào-người đọc phải đưa chúng vào.

 

alt

 

Con­tex­tual Shaping

 

Hình dạng của các chữ cái thay đổi tùy thuộc vào vị trí của chúng trong từ (đứng độc lập, ở đầu, ở giữa hay cuối). Ở đây, ví dụ, chữ cái kaaf:

 

alt

 

Dia­crit­ics

 

Hệ thống chữ Ả Rập là hệ thống chữ abjad không tinh khiết, mặc dù. phụ âm và nguyên âm dài ngắn được biểu trưng bằng các chữ cái, nhưng nguyên âm ngắn và phụ âm dài nói chung không chỉ ra bằng cách viết. Hệ thống chữ này bao gồm rất nhiều dấu, được dùng cho các phụ âm trong tiếng Ả Rập hiện đại.

 

 

alt

 

Alif as a Unit of Pro­por­tion (Alif như là một đơn vị đo tỷ lệ)

 

Các nguyên tắc và quy tắc hình học về tỷ lệ đóng một vai trò thiết yếu trong thư pháp Ả Rập. Chúng chi phối chữ cái đầu tiên của bảng chữ cái, alif, về cơ bản đó là  một nét đứng thẳng.

 

  • Chiều cao của alif dao động 3–12 chấm, tùy thuộc vào thư pháp và phong cách của sript
  • Chiều rộng của alif (dấu chấm) là một  hình vuông ấn tượng được hình thành bằng cách nhấn vào tip của bút viết trên giấy hình lưỡi gà. Diện mạo của nó phụ thuộc vào cây bút được cắt và áp lực tác dụng bởi các ngón tay như thế nào.
  • Các vòng tròn ảo, sử dụng alif vì đường kính của nó là một vòng tròn trong đó tất cả các chữ cái Ả Rập có thể phù hợp.

 

alt

 

Các kiểu dáng khác

 

Hệ thống chữ Ả Rập có nhiều kiểu dáng khác nhau, trên thực tế có khoảng hơn 100. Nhưng có sáu kiểu dáng chủ yếu, mà thường có thể phân biệt như dạng hình học (về cơ bản là Kufic và biến thể của nó) và chữ thảo (Naskh, Ruq’ah, Thu­luth, vv).

 

Kufi (hay Kufic) được chú ý bởi các số đo tỷ lệ của nó, góc cạnh và vuông.

 

alt

 

Tuluth có nghĩa là “một phần ba”, đề cập đến tỷ lệ cây bút viết liên quan đến một kiểu chữ trước đây gọi là Tumaar. Rất đáng chú ý vì các chữ cái viết thảo của nó được sử dụng như kiểu chữ được đính trang sức.

 

alt

 

Nasakh, , nghĩa là “bản sao”, là một trong những hệ thống chữ ra đời sớm nhất với một hệ thống đầy đủ các tỷ lệ. Nó gây chú ý vì sự rõ ràng, dễ đọc và viết và đã được sử dụng để sao chép Qur’an (kinh thánh Koran).

 

 

alt

 

Ta’liq có nghĩa là “treo”, vì liên quan đến hình dạng của các chữ cái. Nó là một chữ viết thảo phát triển bởi người Ba Tư ở đầu thế kỷ thứ 9 AD. Nó cũng được gọi là tiếng Farsi (hay Ba Tư).

 

alt

 

Diwani được phát triển bởi những người Ottoman từ phong cách Ta’liq. Kiểu chữ này đã trở thành một kiểu chữ yêu thích trong Ottoman chan­cellery (triều đại Ottoman), và tên của nó có nguồn gốc từ chữ “Diwan,” có nghĩa là “triều đình” Diwani được phân biệt bởi sự phức tạp của các nét trong chữ cái và phép ghép các chữ cái trong từ..

 

alt

 

Riq’a là một kiểu chữ được phát triển từ Nasakh và Thu­luth. Nó đáng chú ý vì sự đơn giản và đã có các phong trào nhỏ đấu tranh yêu cầu sử dụng chữ Riq’a, vì chiêu ngang của các thân chữ ngắn, đó là lý do tại sao kiểu chữ này trở nên phổ biến nhất cho đến ngày nay. Nó được xem là một bước phát triển từ hệ thống chữ Nasakh, trong đó trẻ em được dạy đầu tiên. Về sau, học sinh đã được giới thiệu về Riq’a.

 

alt

 

Teardrop-Shaped Com­po­si­tion

 

Dưới đây là một hình ảnh động hiển thị các thành phần của logo Al Jazeera:

 

alt

 

Bi-Directionnality

 

Khi trái sang phải của văn bản được trộn với từ phải sang trái trong cùng một đoạn văn bản, mỗi văn bản nên viết theo hướng riêng của mình, được biết như là dạng văn bản hai hướng “bi-directional text.”

 

alt

 

Chất liệu sử dụng

 

Trong trường hợp bạn muốn thử, bạn sẽ muốn biết đã sử dụng chất liệu nào. Có rất nhiều các công cụ tiêu biểu, như bút cọ vẽ, kéo, một con dao để gọt các cây viết và một lọ mực. Nhưng các dụng cụ truyền thống của thư pháp Ả Rập là qalam, một cây bút làm bằng cây lau khô hay tre. “The tra­di­tional way to hold the pen,” của Safadi năm 1987 đã viết, “với ngón tay giữa, ngón trỏ và ngón cái để cách nhau rộng theo tay cầm[ bút]. Chỉ được đè lên bút một cáh thật nhẹ nhàng.

 

alt

 

Đối với mực viết, bạn có nhiều lựa chọn: đen và nâu (thường được sử dụng bởi vì cường độ và tính thống nhất của chúng có thể dễ dàng thay đổi) cũng như màu vàng, đỏ, xanh, trắng, vàng và bạc.

 

A Few Techniques

 

Sự phát triển của thư pháp Ả Rập đã dẫn đến nhiều phong cách trang trí và để đáp ứng nhu cầu hoặc thị hiếu đặc biệt, và làm hài lòng hoặc gây ấn tượng với những người khác. Dưới đây là một vài kỹ thuật và kiểu chữ nổi bật.

 

Gulzar được xác định bởi Safadi (1979) trong thư pháp Hồi giáo như là một kỹ thuật làm đầy phạm vi tương đối lớn trong phác thảo các chữ cái với các hình vẽ trang trí đa dạng, bao gồm cả thiết kế hoa, mô hình hình học, những cảnh săn bắn, chân dung, kiểu chữ sript nhỏ và các họa tiết nhỏ khác. Gulzar thường được sử dụng trong thư pháp hỗn hợp.

 

alt

 

Maraya or muthanna là kỹ thuật viết trên gương, nơi mà tác phẩm bên trái thể hiện tác phẩm phần bên phải.

 

alt

 

Tughra có hình trang trí thư pháp độc đáo được sử dụng như là một con dấu của hoàng gia. Nis­hanghi hoặc tughrakesh chỉ là người chép thuê được đào tạo để viết tughra. Các biểu tượng đã trở nên khá hoa mỹ và đặc biệt được ưa chuộng bởi các giới chức Ottoman.

 

alt

 

Trong thư pháp zoomor­phic các từ được chế tác thành hình dạng của con người, chim, động vật hoặc đối tượng.

 

alt

 

Sini

 

Sini là một hình thức thư pháp Hồi giáo Trung Quốc từ hệ thống chữ Ả Rập. Nó có thể được đưa vào bất kỳ loại thư pháp Hồi giáo Trung Quốc nào nhưng thường được dùng để chỉ loại thư pháp với các hiệu ứng dày nhọn, giống như thư pháp Trung Quốc. Nó được sử dụng rộng rãi ở miền đông Trung Quốc, một trong những nhà thư pháp Sini nổi tiếng là Hajji Noor Deen.

 

alt

 

Perso-Arabic Script: Nasta’liq Script

 

Kiểu chữ chiếm ưu thế trong thư pháp Ba Tư đã trở thành truyền thống là hệ thống chữ Nasta’liq. Mặc dù đôi khi được sử dụng để viết văn bản tiếng Ả Rập (nơi nó được gọi là Ta’li, với tiếng Farsi sử dụng chủ yếu cho các chức danh và tiêu đề), nó đã được phổ biến hơn ở Ba Tư, Thổ Nhỉ Kỳ, và ảnh hưởng đến cả khu vực Nam Á. Nó đã được sử dụng rộng rãi như là một hình thức nghệ thuật ở Iran, Pak­istan và Afghanistan. Nasta’liq có nghĩa là “treo”.

 

alt

 

Hệ thống chữ Perso-Ả Rập là dành riêng cho chữ thảo. Đó là, phần lớn các chữ cái được kết nối với nhau trong một. Tính năng này cũng có trên các máy tính. Các chữ cái rời rạc không được chấp nhận rộng rãi. Trong Perso-Ả Rập, như trong tiếng Ả Rập, chữ được viết từ phải sang trái, trong khi con số được viết từ trái sang phải. Thể hiện tiếng Ả Rập không âm thanh, Các chữ mới được tạo ra bằng cách thêm dấu chấm, thêm các nét và hình dạng khác để các chữ cái hấp dẫn.

 


 

Indic Scripts (Brahmic)

 

Các hệ thống chữ Indic hoặc Brah­mic là những hệ thống chữ viết phổ biến rộng rãi nhất mà chúng tôi chưa nêu ra ở đây: abugi­das. Abugi­das là một hệ thống chữ viết ngữ đoạn dựa trên phụ âm và trong đó ký hiệu nguyên âm là bắt buộc nhưng thứ yếu. Điều này trái ngược với một bảng chữ cái khác (trong đó nguyên âm có một trạng thái ngang bằng với các phụ âm) và với một abjad (trong đó nguyên âm vắng mặt hoặc tùy chọn).

 

Các hệ thống chữ Indic được sử dụng ở Nam Á, Đông Nam Á và các vùng của Trung và Đông Á (ví dụ: Tiếng Hin-ddi, tiếng Phạn, Konkani, Marathi, Nepal, Sindhi và Sherpa). Chúng rất rộng lớn và khác nhau rất nhiều, nhưng tiếng Devana­gari là một trong những thứ tiếng quan trọng nhất.

 

Các chữ ghép Devana­gari and Matra

 

alt

 

Cả Tiếng Hin-ddi và Nepal đều được viết trong bảng chữ cái tiếng Devana­gari (देवनागरी). Devana­gari là một từ ghép có hai nguồn gốc:  cõi thiên, nghĩa là “vị thần”, và Nagari, nghĩa là “thành phố”., Chúng ngụ ý một hệ thống chữ có cả tôn giáo và đô thị hoặc sành điệu.

 

Để miêu tả các âm thanh có nguồn gốc từ nước ngoài vào âm vị học Indic, các chữ cái bổ sung đã được đặt ra bằng cách chọn một chữ cái tiếng Devana­gari miêu tả cho một âm thanh tương tự và thêm một dấu chấm (gọi là nukta) dưới nó. Nó được viết từ trái sang phải, không có các chữ cái riêng biệt và được nhận biết bởi một nét nằm ngang chạy dọc theo đỉnh của các chữ cái và liên kết chúng lại với nhau.

 

alt

 

Thêm vào đó, một vài dấu khác được sử dụng ở cuối từ, ví dụ như các dấu chấm minh họa dưới đây và đường chéo, được gọi là virama, được vẽ theo chữ cái cuối của một từ nếu nó là một phụ âm.

 

alt                            alt

 

Một khía cạnh thú vị của Brah­mic và đặc biệt của tiếng Devana­gari ở đây là nét ngang được sử dụng cho phụ âm kế tiếp mà thiếu một nguyên âm gữa chúng. Chúng có thể tham gia cùng nhau theo luật tự nhiên như là một liên kết “,” hoặc một từ ghép, một quá trình gọi là samyoga (có nghĩa là “yoked together” trong tiếng Phạn). Đôi khi, những chữ cái riêng biệt vẫn có thể được phân biệt, trong khi lúc khác nó lại kết hợp để tạo ra các hình dạng mới.

 

alt

 

Đây là một cận cảnh (close-up) của một chữ ghép xinh đẹp, chữ ghép ddhrya:

 

alt

 

Một chữ cái trong tiếng Devana­gari có nguyên âm mặc định là / a /. Để chỉ một phụ âm tương tự theo sau bởi một nguyên âm khác, các nét bổ sung được thêm vào phụ âm. Những nét được này được gọi là matras, hoặc các hình thức phụ thuộc các nguyên âm.

 

alt

 


 

Thai Stack­ing Diac­trit­ics (sắp xếp các dấu phụ trong tiếng Thái)

 

 

alt

 

Hệ thống chữ viết của Thái dựa trên Pali, San­skrit và các khái niệm Ấn Độ, và nhiều người Môn và Khmer đã bắt đầu luyện ngôn ngữ này.

 

alt

 

Để miêu tả một nguyên âm khác với một nguyên âm cố định , thêm các nét, các dấu được thêm xung quanh chữ cái cơ bản. Thái Lan có hệ thống các dấu riêng của mình và có nguồn gốc từ chữ số Ấn Độ, nhưng biểu thị âm khác nhau. Điều thú vị, giống như rất nhiều các hệ thống chữ non-Roman, là có xếp dấu.

 

alt

 


 

 

Tibetan Mantras

 

alt

 

Hình thức của các chữ cái Tây Tạng được dựa trên một bảng chữ cái Indic giữa thế kỷ thứ 7. Phép chính tả diễn ra trong suốt đầu thế kỷ thứ 9 đã không bị thay đổi nhiều vì tiêu chuẩn chính tả là quan trọng nhất. Các ngôn ngữ nói tiếp tục thay đổi. Kết quả là, trong tất cả các thổ ngữ Tây Tạng hiện đại, có một sự phân kỳ tuyệt vời về việc đọc chính tả này.

 

Hệ thống chữ Tây Tạng có 30 phụ âm, nếu không nói là toàn bộ. Âm tiết được phân cách bởi một ་ tseg, và bởi vì nhiều từ Tây Tạng là đơn âm, các dầu này thường  hoạt động gần như là  tùy không gian.

 

alt

 

Vì trong các vùng khác của khu vực Đông Á, quý tộc, các vị Lạt Ma và người có cấp bậc cao là những người sẽ có thẩm quyền rất lớn trong thư pháp. Nhưng hệ thống chữ Tây Tạng đã được viết bằng cách sử dụng một bút viết thay vì bút lông. Đối với một câu thần chú, nó là một âm thanh, âm tiết, từ hoặc nhóm từ được xem là có khả năng “tạo chuyển đổi.”

 

Việc sử dụng thần chú được phổ biến rộng rãi khắp các phong trào tâm linh. Các câu thần chú được sử dụng trong Phật giáo Tây Tạng bằng tiếng Phạn, để gìn giữ các câu thần chú gốc.

 

alt

 

Sum­mary

Bạn nhận được những gì từ bài viết này? Chúng ta thấy thư pháp Ả Rập và Trung Quốc có nhiều script biến thể khác nhau. Từ hình học đến chữ thảo đến script đều đặn.

 

Đôi khi thậm chí không có những điều như: một hệ thống chữ riêng cho mỗi ngôn ngữ. Đây là lý do tại sao tiếng Nhật Bản rất thú vị: nó được viết bằng ba hệ thống chữ khác nhau mà được pha trộn một cách độc đáo. Việc xây dựng ngôn ngữ Hàn Quốc cũng hấp dẫn: Các ký tự được tập hợp vào các hình vuông để tạo ra âm tiết.

 

Nhiều ngôn ngữ cũng có các thành phần khác nhau có thể được sử dụng trong typog­ra­phy của chúng tôi. Tiếng Ả Rập và tiếng Thái lại có một hệ thống các dấu rộng lớn. Tiếng Ả Rập có một khía cạnh trang trí, Các chữ ghép trực tiếp liên quan đến chữ cái Latin của chúng ta nhưng có thể khá phức tạp trong các script như Devanagari.

 

Bạn có thể học được nhiều thứ để gia vị cho các thiết kế của riêng bạn. Bạn đã nắm bắt được con dấu đỏ của tiếng Trung Quốc, tương phản với màu mực đen thông thường. Bạn có nghĩ quay các phông chữ của bạn để tạo cho chúng một cái nhìn hoàn toàn mới, như các nhà thư pháp Việt đã làm? Điều gì về các kiểu chữ viết hình giọt nước Ả Rập? Nếu bạn quan tâm hãy quay lại và nghiên cứu kỹ hơn nhé!

 

Nguồn vnwordpress – Dịch và biên tập từ: SmashingMagazine

 

About admin

Check Also

Nghệ thuật sáng tạo từ dây thừng

  Tại Brazil đã tổ chức một buổi triển lãm nghệ thuật của đôi nghệ …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *