Home / 360° Cafê / Sau Starbuck là McDonald’s

Sau Starbuck là McDonald’s


Nếu Starbucks hứa hẹn thay đổi toàn bộ thị trường cà phê Việt Nam thì McDonalds sẽ buộc các đối thủ fastfood như KFC, Jollibee hay Lotteria phải tính toán lại chiến lược kinh doanh. Đơn giản vì “đế chế” McDonalds với nhà hàng tại 119 quốc gia là quá lớn để đủ sức cạnh tranh trực tiếp.
Lãnh đạo cao cấp của tập đoàn đồ ăn nhanh McDonalds nổi tiếng thế giới đã đến Việt Nam để tìm kiếm đối tác nhượng quyền thương mại. Sau những tín hiệu thăm dò, việc McDonalds sẽ bước chân vào Việt Nam ngày càng rõ ràng hơn.
Sau Starbuck là McDonald's
Tháng 8/2012, đại diện của tập đoàn thức ăn nhanh McDonalds đến Việt Nam và gây chú ý bởi thông tin “tìm kiếm đối tác nhượng quyền thương mại”.

Dù chuyến “viếng thăm” được đánh giá là không có tín hiệu rõ ràng nhưng phía “gã khổng lồ” này cũng kịp để lại một số thông tin, đại loại như: dự kiến hai năm tới, họ sẽ chính thức vào Việt Nam thông qua đối tác nhượng quyền 100% vốn; rồi họ sẽ mở hai cửa hàng đầu tiên ở TP.HCM; đồng thời có kế hoạch mở 100 cửa hàng trong tương lai…”.

Đầu năm Rắn, đã có không ít lời bàn tán về việc McDonalds đang trong quá trình đàm phán với ba đối tác Việt Nam đã làm nóng thị trường. Theo TS. Lý Quý Trung, các thương hiệu lớn như McDonalds, Burger King, 7-Eleven… ít khi bán nhượng quyền đơn lẻ (single-unit franchise) mà chỉ bán độc quyền cho một khu vực hay một quốc gia (master franchise hoặc area delelobment franchise).

Do đó, cuộc thương lượng giữa McDonalds với các đối tác tại Việt Nam vẫn chưa ngã ngũ về việc McDonalds sẽ chọn ai trong số họ. Hoặc không loại trừ khả năng McDonalds sẽ bán nhượng quyền cho ít nhất hai đối tác tại Việt Nam (nhưng theo vùng miền, tức 1 đối tác ở khu vực phía Bắc và một đối tác ở khu vực phía Nam), bởi sẽ hiếm có một doanh nghiệp (DN) nào ở Việt Nam có thể gánh được mức phí mua nhượng quyền McDonalds trong thời gian dài.

Hiện tại, nếu xét về số lượng cửa hàng, Lotteria vẫn đang dẫn đầu với 146 cửa hàng so với 134 của KFC và 30 của Jollibee. Trong khi đó, xét về mức độ tăng trưởng và doanh thu, KFC có phần nhỉnh hơn. Cụ thể, theo thống kê của Euromonitor, KFC dẫn đầu ngành công nghiệp fastfood ở Việt Nam năm 2011.

Những DN lẫn cá nhân tham gia vào “cuộc đua” đưa McDonalds vào Việt Nam cũng chẳng phải “tay vừa” vì thương hiệu càng lớn, giá trị càng cao và đi kèm theo đó là các yêu cầu không đơn giản.

Trước hết, bên mua nhượng quyền (franchisee) phải… giàu! Tại sao? Nếu không kể phí nhượng quyền ban đầu (initial fee) 45.000 USD thì bên mua sẽ phải trả thêm hàng loạt các khoản phí khác.

Nhìn chung, về phí và chi phí có thể chia thành hai phần: chi phí trước và trong quá trình hoạt động của cửa hàng nhượng quyền. Được biết, tổng vốn đầu tư cho mỗi cửa hàng McDonalds (bao gồm phí nhượng quyền, thuê bất động sản, thiết bị, trang trí…) dao động từ 214.000 – 2,1 triệu USD!

Cũng theo thống kê của Tập đoàn McDonalds, trên 88% các nhà nhượng quyền của họ có hơn một cửa hàng. Như vậy, franchise tại Việt Nam cũng không ngoại lệ, bởi việc mở rộng chuỗi cửa hàng không chỉ tăng độ phủ mà còn đảm bảo về mặt doanh thu cho hoạt động kinh doanh.

Ngoài chi phí ban đầu, bên mua nhượng quyền của McDonalds phải thực sự là DN có đủ tiềm lực tài chính vì khi cửa hàng đã “bấm máy”, DN cũng phải thanh toán hơn 20 khoản phí khác, điển hình như: phí dịch vụ (4%/doanh thu thuần; trả cho bên bán nhượng quyền), phí quảng bá (tối thiểu 4%/doanh thu thuần)…

Cũng cần phải nói thêm là trong các điều khoản nhượng quyền của Tập đoàn McDonalds, họ không chấp nhận bên mua không trực tiếp điều


hành hoặc quản lý các cửa hàng.Sau Starbuck là McDonald's

Theo quan điểm của bà Nguyễn Phi Vân, người từng đưa thương hiệu cà phê  Gloria Jeans Coffees (Úc) về Việt Nam (thông qua hình thức master franchise), không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở những thị trường đang phát triển khác, để tìm DN mua nhượng quyền từ các thương hiệu lớn trên thế giới không phải dễ, bởi rào cản về tiềm lực tài chính cũng như kinh nghiệm quản lý còn hạn chế; trong khi DN hay các cá nhân có đáp ứng đủ điều kiện thì không muốn tham gia điều hành hoặc quản lý trực tiếp tại các cửa hàng.

Hiện tại, dù McDonalds chưa có bất kỳ phát ngôn nào cho việc đang làm việc với ai tại Việt Nam nhưng những thông tin hành lang thì xác định, ba đối tác của họ là Công ty CT&D, Sơn Kim Group và một nhân vật có tiếng trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm tại thị trường Việt Nam.

Song, hai trong số các bên được cho là tham gia mua nhượng quyền của McDonalds đều từ chối bình luận về thông tin này và chỉ giải thích rất ngắn gọn, đại loại theo kiểu đây chỉ là tin đồn, chuyện gì đến sẽ đến và chưa có gì cụ thể để nói. Hơn nữa, trong giai đoạn này, cả bên bán và bên mua đều buộc phải giữ “bí mật” cho nhau.

Nhưng nếu những nghi vấn này là thật, thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam chắc chắn sẽ có nhiều cuộc rượt đuổi ngoạn mục giữa các “ông lớn” khi McDonalds chính thức bước vào.

Bánh to kẹp bánh nhỏ

Cái bóng quá lớn của McDonalds chắc chắn tạo nên sự thay đổi lớn tại thị trường đồ ăn nhanh của Việt Nam, sau khi buộc các đối thủ như KFC, Lotteria, Jollibee, BurgerKing phải phân chia lại thị phần.

Hình ảnh giới trẻ TP.HCM xếp hàng rồng rắn, chờ làm khách hàng của Starbucks vào ngày khai trương 1/2/2013 dễ khiến người ta liên tưởng đến phản ứng của người tiêu dùng Việt trong trường hợp “người khổng lồ” McDonalds xuất hiện.

Song, đây chỉ là dự đoán, thực tế, thương hiệu này cũng sẽ đối diện với không ít rào cản từ các đối thủ, cũng giống như họ đã và đang gặp KFC (thuộc sở hữu của Yum! Brand, Mỹ) ở Trung Quốc hay Jollibee ở Philippines.

Dù tại thị trường Việt Nam hiện đang có sự tham gia của hàng loạt thương hiệu fastfood “ngoại”, nhưng đến thời điểm này, không ai phủ nhận nhóm dẫn đầu về doanh thu lẫn số lượng cửa hàng đang thuộc về ba gương mặt quen thuộc là KFC, Lotteria và Jollibee. Tất cả đều đặt chân vào thị trường từ những năm 1990, hai trong số đó thông qua con đường nhượng quyền thương mại.

Ba tên tuổi này đang dè chừng McDonalds và đang thăm dò “ai sẽ là đối tác chính thức và cửa hàng đầu tiên của McDonalds ở đâu”. “Thương hiệu McDonalds lớn, có sức hút không chỉ với người tiêu dùng thành thị ở nước sở tại mà còn đối với khách du lịch.


Sau Starbuck là McDonald's

Hiện tại, nếu xét về số lượng cửa hàng, Lotteria vẫn đang dẫn đầu với 146 cửa hàng so với 134 của KFC và 30 của Jollibee. Trong khi đó, xét về mức độ tăng trưởng và doanh thu, KFC có phần nhỉnh hơn. Cụ thể, theo thống kê của Euromonitor, KFC dẫn đầu ngành công nghiệp fastfood ở Việt Nam năm 2011.
Sự gia nhập của McDonalds sẽ càng khiến cuộc đua trong ngành công nghiệp fastfood ở Việt Nam ngày càng quyết liệt”, ông Đoàn Đình Hoàng, chuyên gia tư vấn thương hiệu, từng chia sẻ với Doanh Nhân Sài Gòn.

Không những “lấy cảm hứng” từ McDonalds, “cuộc chiến” trong chính bản thân “ba ông lớn” vẫn không hề giảm nhiệt. Bởi sự nhanh chân của người đi trước sẽ làm giảm cơ hội cho người đến sau trong việc phân chia nhóm khách hàng, vị trí và quy mô chuỗi cửa hàng.

Hiện tại, nếu xét về số lượng cửa hàng, Lotteria vẫn đang dẫn đầu với 146 cửa hàng so với 134 của KFC và 30 của Jollibee. Trong khi đó, xét về mức độ tăng trưởng và doanh thu, KFC có phần nhỉnh hơn. Cụ thể, theo thống kê của Euromonitor, KFC dẫn đầu ngành công nghiệp fastfood ở Việt Nam năm 2011.

Trong khi đó, con số 146 cửa hàng đã giúp Lotteria đạt được mức doanh thu 39 tỷ đồng chỉ trong vòng từ mùng 1 – 11 Tết vừa rồi, riêng năm 2012, doanh thu tăng khoảng 30% so với năm 2011.

Sự tăng trưởng này chủ yếu ở TP.HCM vì những năm qua, thương hiệu đến từ xứ sở kim chi tập trung nhiều hơn cho việc phát triển cửa hàng ở khu vực TP.HCM; Hà Nội cũng là thị trường trọng điểm nhưng theo đại diện của Lotteria, đây không phải là thị trường dễ bứt phá, bởi những yếu tố về mặt văn hóa, hơn nữa, KFC lại đang chiếm ưu thế ở Hà thành.


Sau Starbuck là McDonald's

“Năm 2013, chúng tôi sẽ mở thêm 50 cửa hàng và 30% trong số này là ở các tỉnh, thành ngoài TP.HCM như: khu vực miền Tây, TP. Đà Lạt…”, ông Trương Hàm Liêm, Trưởng Phòng Marketing Lotteria Việt Nam cho biết.

Ngoài việc tăng độ phủ, Lotteria Việt Nam cũng đặt kỳ vọng vào hamburger và đây sẽ là thực đơn tiềm năng trong tương lai do dễ ăn và giá chấp nhận được.

Không riêng gì Lotteria, nhân vật số 1 và số 3 cũng đã có chiến lược đẩy mạnh phát triển chuỗi cửa hàng ở Việt Nam. Cụ thể, ông Graham Allen, Chủ tịch Yum Restaurant International đã từng chia sẻ mục tiêu đạt 180 – 190 cửa hàng vào năm 2014. Riêng Jollibee, ông Jojo Subido, Tổng giám đốc Jollibee Việt Nam nói với báo chí mong muốn mở 500 cửa hàng ở Việt Nam (100 cửa hàng/5 năm).


Sau Starbuck là McDonald's

Đồng thời, sau thương vụ mua lại cổ phần của Highland Coffees và Phở 24 cùng sự xuất hiện của họ tại tầng 4 Diamond Plaza (quận 1) cũng có thể thấy, ngoài các cửa hàng truyền thống như trước, Jollibee phải chăng đang đi theo mô hình phát triển khu ẩm thực phức hợp vừa có sự góp mặt của Jollibee, vừa có hai thương hiệu mà họ mua năm 2011?

Bên cạnh số lượng cửa hàng, điều khiến các nhà kinh doanh fastfood lớn thật sự quan tâm là “anh giành được mặt bằng ở đâu?”. Yếu tố này theo nhìn nhận của “dân môi giới nhà đất” là đang có cuộc rượt đuổi, thậm chí… phá giá giữa các nhãn fastfood. Đó cũng là lý do mà ai cũng quan tâm cửa hàng của McDonalds sẽ mở ở đâu!

PHAN LÊ – ĐỖ HẢI

About admin

Check Also

Photoshop 25 năm

Photoshop | Kỉ niệm sinh nhật đặc biệt 25 năm

  Photoshop là một trong những phần mềm thiết kế phổ biến và nổi tiếng. …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *