Home / Thiết kế sáng tạo / Hướng dẫn / Phương pháp giúp bạn “đốt lửa” trong công việc

Phương pháp giúp bạn “đốt lửa” trong công việc

Cuộc sống ngày càng hiện đại và phát triển kéo theo đó công việc của chúng ta cũng trở nên ngày càng phức tạp và đa dạng hơn. Đặc biệt là những người giữ vị trí cao trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm quyết định nhiều thứ. Quá nhiều công việc và sức ép đôi lúc có thể làm chúng ta bị mất lửa trong công việc điều này có thể làm giảm nâng suất làm việc ảnh hưởng không nhỏ đến bản thân, tập thể và doanh nghiệp. Vậy chúng ta cần làm gì để tạo thêm động lực và lửa làm việc như lúc đầu. Sau đây là 12 phương pháp giúp mọi người có thể ” Đốt lửa  ” làm việc cho bản thân.

 

 

1. Chăm sóc bản thân. 

“Sức khỏe là vàng ” Khi thể trạng, sức khỏe không tốt, người ta dễ bị suy giảm động lực làm việc, cần phải có thể trạng tốt 100% thì công việc mới tạo ra những kết quả tốt. Nên ăn ngủ đầy đủ và đúng cách, tập thể dục đều đặn để giảm căng thẳng.

 

2. Dành một khoảng thời gian không làm việc gì cả. 

Tắt điện thoại, không đem thứ gì liên quan đến công việc theo người. Không nên tự ép mình vào một cường độ làm việc căng thẳng. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi nhất định trong ngày làm việc và lên lịch đi nghỉ mát dài ngày hàng năm. Chắc chắn sau kỳ nghỉ, bạn sẽ trở về với một phong thái tươi tắn và một tinh thần lạc quan hơn. 

 

3. Quay trở lại với những giá trị cũ.

 Công việc của bạn có ý nghĩa đối với bạn không? Nếu không, hãy thử tìm xem bạn đang đánh mất điều gì, đang phải hy sinh điều gì, điều gì nên được loại bỏ. Hãy đánh giá và điều chỉnh lại những ưu tiên cần thiết trong công việc. Nếu đang làm việc cho chính mình, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được điều này. Hãy chọn lựa những điều bạn yêu thích và cảm thấy quan trọng đối với mình.

 

4. Không ngừng thách thức bản thân. 

Khi công việc trở nên bình thường hay phải làm việc lặp đi lặp lại, người cũng dễ bị rơi vào trạng thái “mất lửa”. Khi đó, hãy thử thách bản thân bằng cách tìm ra những cách sáng tạo để thực hiện công việc, tạo ra thêm những sản phẩm hay dịch vụ mới cho khách hàng, cải thiện chất lượng công việc. Có thể nghĩ cả đến chuyện làm tốt hơn những việc mà bạn đang cho là tốt nhất.

 

5. Điều chỉnh lại những kỳ vọng.

 Nếu cảm thấy mục tiêu, nhiệm vụ đã quá nặng nề đối với bản thân và các nhân viên của mình thì hãy điều chỉnh lại các mục tiêu và loại bỏ những kỳ vọng phi thực tế. Sau đó, rút ngắn danh sách những việc cần làm và hãy chấp nhận tốc độ công việc thấp đi.

 

6. Học cách giao tiếp rõ ràng.

 Hãy đối diện với các mâu thuẫn, xung đột để giải quyết chúng. Nên nói rõ cho các nhân viên biết bạn mong đợi điều gì ở họ và hỏi họ mong đợi điều gì từ bạn. Cũng cần để ý đến cách trình bày những vấn đề này và biết cách lắng nghe tích cực.

 

7. Quản lý thời gian. 

Quản lý thời gian kém cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chán nản với công việc. Hãy thường xuyên lập kế hoạch làm việc nên chi tiết cụ thể, thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và tuân thủ kế hoạch đó. Nếu không lập được bản kế hoạch bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng rất nhiều việc nhưng chẳng biết làm gì, làm việc chồng chéo giảm nâng suất nhiều lần.

 

8. Đừng trách cứ bản thân và những người khác.

 Nếu thường xuyên phải nói những câu có từ “lẽ ra” thì đã đến lúc cần tự xem lại thái độ của chính mình. Đổ lỗi cho bản thân và cho người khác sẽ chẳng giải quyết được điều gì. Thay vào đó, hãy học từ những kinh nghiệm của mình và thay đổi để có thể đạt được những kết quả tốt hơn trong những lần sau.

 

9. Đề cao giá trị của bản thân bằng cách đặt ra những giới hạn cho các nhân viên.

Hãy học cách làm điều này một cách rõ ràng và nhất quán. Nên làm cho các nhân viên hiểu rõ các chính sách, quy trình và cách thức làm việc. Thẳng thắn với những điều gì có thể chấp nhận được và những điều gì không thể chấp nhận.

 

10. Kiểm soát cảm xúc.

 Giấu cảm xúc vào bên trong không phải bao giờ cũng tốt. Bạn nên tập sống thật với những cảm xúc của mình, càng kiềm nén bạn càng làm mất đi con người mình. Nếu đang có những cảm xúc không tốt thì tốt nhất đối diện với nó và xử lý những nguyên nhân tạo ra cảm xúc đó. Cảm xúc chiếm đến 64% quyết định của con người, nếu học cách điều khiển được bạn có thể giải quyết nhiều chuyện rất tốt.


11. Cười nhiều hơn.


 Cuộc sống vốn ngắn ngủi nên đừng để cho sự buồn phiền hay căng thẳng ngự trị trong đầu óc bạn. Hãy tìm ra những cách để làm cho cuộc sống có nhiều niềm vui, nhiều tiếng cười và nhiều điều thú vị hơn. Ngoài ra cười còn có thể giúp cải thiện sức khỏe và thu hút được những người tích cực lại gần chúng ta hơn. Vậy tại sao chúng ta không mỉm cười 🙂

 

12. Đừng e ngại khi tìm đến sự giúp đỡ của người khác.

 Không ai là toàn diện ai cũng cần đến sự giúp đỡ của người khác vào một lúc nào đó. Nếu không thể tự mình làm mọi thứ, bạn đừng ngần ngại tìm đến bạn bè, đồng nghiệp hoặc nhờ một chuyên gia tư vấn để được giúp đỡ.

About admin

Check Also

Nghệ thuật sáng tạo từ dây thừng

  Tại Brazil đã tổ chức một buổi triển lãm nghệ thuật của đôi nghệ …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *